Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Thu nhập chính của gia đình chị Năm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Theo chị, sản xuất 3 vụ lúa/năm thời gian khá nhàn rỗi nếu không chăn nuôi thêm gia đình khó thoát được nghèo.
Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông, học hỏi sách báo tích lũy kinh nghiệm, chị Năm đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại kiên cố nuôi heo sinh sản.
Chị nuôi Năm nuôi 5 heo sinh sản và 25 heo thịt.
Năm 2006, được Hội phụ nữ xã giới thiệu tham quan mô hình thụ tinh nhân tạo cho heo tại xã Long Khánh, từ đó đến nay chị áp dụng phương pháp này để thụ tinh cho đàn heo gia đình.
Nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao cho thị trường.
Năm 2007, chị cải tạo đàn heo sinh sản bằng giống Yorshine-Lanrace, đồng thời xây hầm biogas tận dụng khí đốt đun nấu, tiết kiệm chi phí gia đình, dùng phân xanh bón cây ăn trái và hoa màu, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bình quân mỗi năm xuất chuồng 10 lứa với 140 heo giống, trọng lượng trên 3,6 tấn, giá 45.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi gần 50 triệu đồng.
Đối với heo thịt, chị chủ động chế biến thức ăn theo khẩu phần hợp lý, trộn thêm rau xanh, giảm chi phí đáng kể so với sử dụng thức ăn công nghiệp.
Thời gian qua mặc dù giá thức ăn tăng vọt, trong khi giá heo hơi giảm theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, nhưng chị vẫn có lãi.
Kinh nghiệm nuôi heo đạt hiệu quả của chị là chuồng trại thoáng mát, hợp vệ sinh, chọn con giống tốt.
Chủ động tiêm phòng vacxin ngừa các bệnh thường gặp trên heo theo khuyến cáo của ngành thú y.
Khẩu phần ăn hợp lý, nguồn nước sạch, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho heo bằng vitamin C...
Với những kinh nghiệm tích lũy được chị Năm hướng đến qui trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp thị trường, nâng cao mức sống gia đình từ nghề nuôi heo sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.

Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.

Hiện diện tích thả nuôi cá tra trên toàn tỉnh khoảng 106ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó có hàng chục héc-ta đang được người dân thả nuôi theo hướng GAP. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70ha, năng suất bình quân 257 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn.

Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ giám sát HTX nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết: Do biến động của thị trường nên giá trăn đất đã sụt giảm mạnh. Hiện tại giá chỉ còn 265.000 đồng/kg (loại 5 kg/con trở lên), so với cùng kỳ thấp hơn 60.000-100.000 đồng/kg.