Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Thu nhập chính của gia đình chị Năm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Theo chị, sản xuất 3 vụ lúa/năm thời gian khá nhàn rỗi nếu không chăn nuôi thêm gia đình khó thoát được nghèo.
Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông, học hỏi sách báo tích lũy kinh nghiệm, chị Năm đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại kiên cố nuôi heo sinh sản.
Chị nuôi Năm nuôi 5 heo sinh sản và 25 heo thịt.
Năm 2006, được Hội phụ nữ xã giới thiệu tham quan mô hình thụ tinh nhân tạo cho heo tại xã Long Khánh, từ đó đến nay chị áp dụng phương pháp này để thụ tinh cho đàn heo gia đình.
Nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao cho thị trường.
Năm 2007, chị cải tạo đàn heo sinh sản bằng giống Yorshine-Lanrace, đồng thời xây hầm biogas tận dụng khí đốt đun nấu, tiết kiệm chi phí gia đình, dùng phân xanh bón cây ăn trái và hoa màu, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bình quân mỗi năm xuất chuồng 10 lứa với 140 heo giống, trọng lượng trên 3,6 tấn, giá 45.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi gần 50 triệu đồng.
Đối với heo thịt, chị chủ động chế biến thức ăn theo khẩu phần hợp lý, trộn thêm rau xanh, giảm chi phí đáng kể so với sử dụng thức ăn công nghiệp.
Thời gian qua mặc dù giá thức ăn tăng vọt, trong khi giá heo hơi giảm theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, nhưng chị vẫn có lãi.
Kinh nghiệm nuôi heo đạt hiệu quả của chị là chuồng trại thoáng mát, hợp vệ sinh, chọn con giống tốt.
Chủ động tiêm phòng vacxin ngừa các bệnh thường gặp trên heo theo khuyến cáo của ngành thú y.
Khẩu phần ăn hợp lý, nguồn nước sạch, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho heo bằng vitamin C...
Với những kinh nghiệm tích lũy được chị Năm hướng đến qui trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp thị trường, nâng cao mức sống gia đình từ nghề nuôi heo sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thực nghiệm thành công Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”. Dự án do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ thực hiện tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Kết quả, sau 6 tháng nuôi, thu hoạch đạt hơn 1 tấn tôm càng xanh, giá bán từ 180.000 - 250.000 đồng/kg, trừ chi phí đạt lợi nhuận 100 triệu đồng (1 lời 1), mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh trong ao đất.

Phát huy tiềm năng sẵn có của thiên nhiên ưu đãi vùng đất ven sông Cổ Chiên, trong thời gian qua bà con nông dân ấp Mỹ Trạch, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ mương vườn và bãi bồi ven sông để đánh bắt và nuôi các loại thủy sản có giá trị để tăng hiệu quả kinh tế.

Tại nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL, hiện bà con nông dân đang tất bật xuống giống vụ lúa thu đông sớm (nông dân quen gọi lúa vụ 3). Theo dự báo của các nhà chuyên môn, vụ lúa này nông dân sẽ gánh chịu không ít khó khăn do áp lực dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao.

Năm 2012, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi rắn hổ hèo tại 3 xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.