Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.
Trang trại nuôi heo rừng sinh sản của đôi vợ chồng trẻ Đoàn Thị Thanh Hải và Võ Ngọc Thương ở thôn 2, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước có diện tích khá khiêm tốn, chỉ gần 200 m2. Hiện đàn heo rừng của gia đình có 15 con nái sinh sản và 50 con con, đó là kết quả lứa đầu tiên sau gần một năm bỏ công chăm sóc vất vả của gia đình. Anh Thương cho biết: khi vợ chồng anh bắt tay vào làm mô hình này không ít người cho rằng đây là một việc làm khá táo bạo và tỏ ra e ngại về mức độ thành công.
Nhưng hiệu quả kinh tế ban đầu đầy hứa hẹn đã hé mở hướng đi mới trong cách làm ăn của gia đình cũng như người dân địa phương. Ông Phạm Thanh Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Lộc, Tiên Phước, cho biết: Mô hình nuôi heo rừng sinh sản của vợ chồng anh Thương được xem là một bước phát triển chăn nuôi đột phá thay đổi tư duy nuôi – trồng của người dân địa phương. Sắp tới đây, địa phương sẽ tích cực nhân rộng mô hình này đến những hộ dân trong xã.
Với quyết tâm tìm kiếm một mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo, cả hai vợ chồng đã nghiên cứu nhiều sách báo, tài liệu, tham khảo từ nhiều mô hình kinh tế khác nhau và cuối cùng đã chọn mô hình nuôi heo rừng sinh sản. Giống heo rừng hiện tại được hai vợ chồng anh Thương lặn lội ra tận Huế mua về. Thông qua các nguồn vốn vay và với sự quyết tâm làm kinh tế, hai vợ chồng còn trồng thêm 4 ha rừng keo, quế và các loài cây ăn quả, đồng thời chăn nuôi gần 300 con gia cầm. Theo tính toán của chị Hải, một con heo nái sinh sản mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa được khoảng 6 con.
Với 50 con heo con giống và mỗi con theo giá thị trường hiện nay dao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng thì thu nhập của gia đình trên 100 triệu đồng/lứa. Như vậy mỗi năm thu nhập của gia đình từ heo giống ít nhất là 200 triệu đồng. Chị Hải cho biết thêm, heo rừng là giống dễ nuôi, sức đề kháng bệnh và chống chịu với môi trường khá tốt, thức ăn lại đơn giản và dễ kiếm như rau lang, sắn, ngô, và các loại rau, củ khác. Đối với những hộ chưa có vốn đầu tư lớn vẫn có thể nuôi với quy mô nhỏ vừa tranh thủ được thời gian lao động nhàn rỗi, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.

Trong Hội nghị Tôm Thế giới tổ chức ngày 6/10 tại Vigo, Galicia, Audun Lem – phụ trách về thương mại và các sản phẩm thủy sản của FAO, nói rằng các nước sản xuất tôm tin tưởng về sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực sản xuất tôm với sản lượng và chất lượng cao hơn.

Sau khi tăng trưởng đột biến vào tháng 2, XK chả cá và surimi của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, 4 tháng trở lại đây, XK chả cá và surimi của Việt Nam lại tăng trưởng khả quan ở mức 2 con số. Tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam 9 tháng đầu năm đạt hơn 206 triệu USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ.

Để bảo vệ cá ngừ ở vùng biển Thái Bình Dương trong suốt thời gian sinh sản, Ban thư ký của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển Nông thôn, Thủy sản và Thực phẩm Mexico (SAGARPA) đã thiết lập một lệnh cấm đánh bắt cá ngừ.

Việc “thủ phủ” cà phê Arabica toàn cầu là Brazil bị mất mùa, sẽ là cơ hội vàng cho cà phê Robusta của Việt Nam (chiếm 60% lượng Robusta XK toàn cầu), tạo cú hích về giá bán trong niên vụ tới…