Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc
Ngày đăng: 16/07/2013

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực. Ban đầu, ông Âu chỉ định nuôi thử cho biết nên căng lưới B40 thả heo vô cho ăn rau cỏ, chuối cây. Đàn heo phát triển nhanh, lứa đầu mỗi con heo mẹ đẻ cả chục heo con.

Thấy vậy, ông Âu tuyển heo cái để giống tiếp, chỉ trong vòng hai năm ông đã có 500 con heo. Nhận thấy heo rừng dễ nuôi, ít tốn kém, mà có bao nhiêu con bán cũng hết nên ông Âu xây chuồng ngoài trời trên nửa mẫu đất, chọn giống heo tốt để nái tiếp tục phát triển đàn heo rừng tại đây.

Theo ông Lâm Sên, công nhân trại heo này: Giống heo rừng này còn hoang dã nên ít bệnh, không kén ăn, có rau củ gì ăn cũng được. Nhưng để chăm sóc heo dễ dàng, chúng tôi chia heo trong trại ra làm nhiều khu khác nhau: Khu heo nái đã bỏ nọc và sắp đẻ, khu heo con vừa cai sữa, khu heo thịt, heo nọc.

Chia ra như vậy để tiện cho ăn vì mỗi loại heo có nhu cầu và chế độ ăn khác nhau. Heo sắp đẻ thì cần bồi dưỡng độn thêm thực phẩm dinh dưỡng cho heo mẹ, heo con cai sữa thì thúc thức ăn cho mau lớn. Thức ăn thông thường chỉ có lục bình, lá chuối, cây chuối... mà chủ yếu thức ăn cho đàn heo ở đây là lục bình, lục bình nhiều lắm, ngày cho ăn nửa tấn lục bình, đặt cho người ta mang lại. Các thực phẩm này được cho vô máy bằm nhỏ rồi rải vô máng ăn.

Con heo rừng nuôi lớn tối đa khoảng 60 - 70 ký trở lại, nhưng ở đây cỡ 50 ký là xuất chuồng, giá heo hơi từ 120.000 đồng đến 140.000 đồng một ký, heo nuôi 200.000 đồng/ký. Như vậy, heo giống con khoảng một triệu rưỡi một con, còn dạng heo nái bỏ nọc rồi mua về nhà vài tháng là đẻ thì giá cao hơn.

Heo rừng dễ đẻ con, đến ngày tự chúng làm ổ đẻ và nuôi giữ con. Tôi hỏi anh Lâm Sên: "Có khi nào heo thịt, heo giống bán không ai mua không?" Anh Sên cười: "Không đủ mà bán, thịt heo rừng đi khắp nơi, có mặt đều khắp ở nhà hàng các nơi… Dân ở Hà Tiên, Rạch Giá đặt hàng có bao nhiêu cũng mua hết".

Anh Phạm Văn Thành, là rể của ông Âu, cho biết thêm: "Trại chăn nuôi này trước đây ba vợ tôi thành lập chủ yếu là nuôi cá sấu, cá sấu lên đến hàng ngàn con, nhưng những năm gần đây thị trường không tiêu thụ rộng rãi được, trong khi đó thức ăn của cá sấu vọt lên cao, nuôi không có lời nên trại cá sấu giảm dần, chỉ còn một ít. Giờ nhờ có số heo này phát triển, ít tốn kém, giá cả đầu ra ổn định, nên ba vợ tôi dự định phát triển lớn hơn".

Kể ra, thịt heo rừng nuôi không được phổ biến bằng heo thường nhưng nó được những ưu điểm như sau: Heo ít dịch bệnh, cho ăn vỏ cây, cỏ cũng lớn như thường, do vậy chi phí chăn nuôi thấp, giá bán ra tương đối cao nên người chăn nuôi có lời.

Bên cạnh đó, heo rừng ăn cỏ, không có chất béo phì trong thức ăn nên những bà nội trợ ưa chuộng. Vả lại, thịt heo rừng ít mỡ, nên khi dùng chế biến những món ăn như giả cầy, nấu cà ri, nướng, chiên… rất ngon miệng.

Ở Bãi Thơm - Phú Quốc đất rộng, khí hậu rất tốt cho việc nuôi heo rừng. Huyện đảo này nối đất liền bằng những con tàu lớn, bằng máy bay ra vào rất tiện lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Nghề nuôi heo rừng ở đây đang trên đà phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

24/05/2013
Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

24/05/2013
Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

24/05/2013
Nuôi Cua Biển Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

25/05/2013
Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

25/05/2013