Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực. Ban đầu, ông Âu chỉ định nuôi thử cho biết nên căng lưới B40 thả heo vô cho ăn rau cỏ, chuối cây. Đàn heo phát triển nhanh, lứa đầu mỗi con heo mẹ đẻ cả chục heo con.
Thấy vậy, ông Âu tuyển heo cái để giống tiếp, chỉ trong vòng hai năm ông đã có 500 con heo. Nhận thấy heo rừng dễ nuôi, ít tốn kém, mà có bao nhiêu con bán cũng hết nên ông Âu xây chuồng ngoài trời trên nửa mẫu đất, chọn giống heo tốt để nái tiếp tục phát triển đàn heo rừng tại đây.
Theo ông Lâm Sên, công nhân trại heo này: Giống heo rừng này còn hoang dã nên ít bệnh, không kén ăn, có rau củ gì ăn cũng được. Nhưng để chăm sóc heo dễ dàng, chúng tôi chia heo trong trại ra làm nhiều khu khác nhau: Khu heo nái đã bỏ nọc và sắp đẻ, khu heo con vừa cai sữa, khu heo thịt, heo nọc.
Chia ra như vậy để tiện cho ăn vì mỗi loại heo có nhu cầu và chế độ ăn khác nhau. Heo sắp đẻ thì cần bồi dưỡng độn thêm thực phẩm dinh dưỡng cho heo mẹ, heo con cai sữa thì thúc thức ăn cho mau lớn. Thức ăn thông thường chỉ có lục bình, lá chuối, cây chuối... mà chủ yếu thức ăn cho đàn heo ở đây là lục bình, lục bình nhiều lắm, ngày cho ăn nửa tấn lục bình, đặt cho người ta mang lại. Các thực phẩm này được cho vô máy bằm nhỏ rồi rải vô máng ăn.
Con heo rừng nuôi lớn tối đa khoảng 60 - 70 ký trở lại, nhưng ở đây cỡ 50 ký là xuất chuồng, giá heo hơi từ 120.000 đồng đến 140.000 đồng một ký, heo nuôi 200.000 đồng/ký. Như vậy, heo giống con khoảng một triệu rưỡi một con, còn dạng heo nái bỏ nọc rồi mua về nhà vài tháng là đẻ thì giá cao hơn.
Heo rừng dễ đẻ con, đến ngày tự chúng làm ổ đẻ và nuôi giữ con. Tôi hỏi anh Lâm Sên: "Có khi nào heo thịt, heo giống bán không ai mua không?" Anh Sên cười: "Không đủ mà bán, thịt heo rừng đi khắp nơi, có mặt đều khắp ở nhà hàng các nơi… Dân ở Hà Tiên, Rạch Giá đặt hàng có bao nhiêu cũng mua hết".
Anh Phạm Văn Thành, là rể của ông Âu, cho biết thêm: "Trại chăn nuôi này trước đây ba vợ tôi thành lập chủ yếu là nuôi cá sấu, cá sấu lên đến hàng ngàn con, nhưng những năm gần đây thị trường không tiêu thụ rộng rãi được, trong khi đó thức ăn của cá sấu vọt lên cao, nuôi không có lời nên trại cá sấu giảm dần, chỉ còn một ít. Giờ nhờ có số heo này phát triển, ít tốn kém, giá cả đầu ra ổn định, nên ba vợ tôi dự định phát triển lớn hơn".
Kể ra, thịt heo rừng nuôi không được phổ biến bằng heo thường nhưng nó được những ưu điểm như sau: Heo ít dịch bệnh, cho ăn vỏ cây, cỏ cũng lớn như thường, do vậy chi phí chăn nuôi thấp, giá bán ra tương đối cao nên người chăn nuôi có lời.
Bên cạnh đó, heo rừng ăn cỏ, không có chất béo phì trong thức ăn nên những bà nội trợ ưa chuộng. Vả lại, thịt heo rừng ít mỡ, nên khi dùng chế biến những món ăn như giả cầy, nấu cà ri, nướng, chiên… rất ngon miệng.
Ở Bãi Thơm - Phú Quốc đất rộng, khí hậu rất tốt cho việc nuôi heo rừng. Huyện đảo này nối đất liền bằng những con tàu lớn, bằng máy bay ra vào rất tiện lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Nghề nuôi heo rừng ở đây đang trên đà phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.