Nuôi Heo Rừng Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những tưởng vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ có gió, sóng và sản vật từ biển, nhưng rất lạ ở nơi này còn nuôi được heo rừng – vật nuôi chỉ thường nuôi ở vùng núi, trung du. Dẫu chưa phải là phổ biến song việc con heo rừng đang thích ứng tốt với điều kiện sống ở đây như một thí nghiệm hay cần được tiếp tục nghiên cứu…
Heo rừng lần đầu tiên được nuôi trên đảo Lý Sơn tại đơn vị Trạm Rada 550. Ý tưởng nuôi heo rừng là của Ban Chỉ huy trạm. Thượng tá Hồ Bá Trung – Trạm trưởng Trạm Rada 550 cho biết: Nơi đơn vị đóng quân do nhiệt độ cao, thiếu nước, nên nuôi con gì, trồng cây gì cũng khó sống.
Anh em trong đơn vị nghĩ chắc con heo rừng có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên ở đây, nên đặt mua 2 con heo rừng lai về nuôi. “Sau khi thả nuôi, heo lớn nhanh. Thức ăn dễ kiếm, chỉ là canh, cơm thừa, rau già, cỏ dại. Sau một thời gian, heo đẻ ra 4 heo con. Đơn vị quyết định để nuôi hết”.
Khuôn viên nuôi heo rừng của đơn vị được bố trí theo cách rất “thiên nhiên”, đá lởm chởm, có gốc cây làm bóng mát. Cả ngày heo cứ leo núi ủi đất, đói lại tìm cỏ, rau, cơm thừa đổ sẵn trong máng để ăn. Tối đến, kéo nhau về ngủ trong căn chuồng nhỏ xây bằng gạch, đúc mái nằm ở góc khuất gió. Cứ thế, ngày qua ngày, những con heo rừng lớn lên, sinh sôi thành đàn.
Cuối năm 2013, Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn cũng quyết định nuôi thử nghiệm 4 con heo rừng dưới chân núi sát doanh trại. Heo được chăm sóc kỹ lưỡng, cộng với môi trường sống được bố trí tự nhiên nên heo sống khỏe, lớn nhanh. Từ 4 con heo ban đầu, sau một thời gian, hai con heo cái đã đẻ ra thêm một đàn heo con gần 20 con. Tất cả đàn heo con được đơn vị đưa vào nuôi để mở rộng mô hình này.
Hằng ngày, các chiến sĩ của đơn vị tranh thủ thời gian rảnh xuống núi cắt cỏ cho heo. Để chuẩn bị thức ăn cho đàn heo rừng, các anh em trong đơn vị đã trồng thêm mì, cỏ voi, rau lang nhằm đảm bảo heo không bị “đứt bữa”.
Trạm trưởng Trạm Rada 550 Hồ Bá Trung bảo: “Nuôi heo rừng chủ yếu là để tăng chất lượng cuộc sống, cải thiện bữa ăn trong ngày lễ, tết cho anh em đơn vị. Thú thực, cũng là thịt heo nhưng thịt heo rừng ở biển có tiền cũng không dễ gì mua được. Quý và giá trị là ở chỗ ấy”.
Những chiến sĩ sau giờ huấn luyện lại cần mẫn cắt cỏ, kiếm rau chăm đàn heo rừng. Mỗi chú heo lớn lên, khỏe mạnh, sinh sản ra đàn heo con là một thành tích về chinh phục nắng gió biển khơi, tích cực tăng gia, cải thiện bữa ăn của bộ đội.
Phát huy kết quả đạt được, năm 2014, Trạm Rada 550 và Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi heo rừng tại đơn vị, với nguồn giống từ chính những con heo bố mẹ sẵn có, các cán bộ, chiến sĩ Trạm Rada 550 và Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn cho rằng, heo rừng nuôi không khó, nếu chịu khó, ai cũng có thể nuôi được.
Nếu như mô hình này được chuyển giao đến nhiều hộ dân trên đảo, thì tương lai không xa Lý Sơn sẽ có thêm nguồn thực phẩm mới, hòa vào sản vật phong phú của biển, phục vụ người dân trên đảo và khách tham quan.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc giá quế vỏ tăng cao, năm nay, người trồng quế ở tỉnh Quảng Ngãi còn đón nhận niềm vui mới, khi một nhà máy chế biến tinh dầu từ cành, lá quế được đầu tư xây dựng ngay trên đất quế Trà Bồng.

Năng suất bình quân đạt hơn 7,38 tấn/ha, nếp tươi được thương lái mua tại ruộng dao động từ 4.900 - 5.000 đồng/kg. Với năng suất đạt và giá nếp cao như hiện nay, bà con nông dân rất phấn khởi, vì lợi nhuận đem lại từ cây nếp trong vụ này cao hơn vụ trước gần 7 triệu đồng/ha.

Thực hiện chỉ đạo của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống khoai mì mới, khuyến cáo đưa các giống khoai mì năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán vào trồng đại trà ở Tây Nguyên, gồm: KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419, SM 939-26.
Sáng 8-5, gia đình anh Vũ Đại Vương (ngụ tại ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Mỹ tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ đã chặt phá toàn bộ khu vườn điều của gia đình mình.

Nối tiếp thành công của năm 2014, ngành hồ tiêu 4 tháng đầu năm tiếp tục lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu dù sản lượng sụt giảm Tuy nhiên, ngay giữa thời cực thịnh, nhiều vấn đề cấp bách của cây hồ tiêu đã được đặt ra để ngày vui không chớm tàn và hạt tiêu Việt Nam không lâm vào cảnh được mùa rớt giá như hàng loạt loại nông sản khác.