Nuôi Heo Rừng Lai Và Chim Cút Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp - Đắk Nông) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.
Qua một năm, thấy việc nuôi heo rừng lai cũng không khó, thức ăn chủ yếu là rau, chuối, bắp, củ mì, quả điều... Chuồng trại cho heo ở cũng đơn giản, quan trọng là có sân vườn rộng để heo đi lại, đào bới… nên anh chị đầu tư nuôi số lượng lớn, hiện đàn heo rừng đã tới 55 con.
Mới đây, anh chị cũng đã bán hơn 20 con heo rừng lai với giá 120 - 150 ngàn đồng/kg thịt hơi; mang lại cho gia đình anh chị hơn 100 triệu đồng tiền lãi.
Cùng với nuôi heo rừng lai, hơn một năm nay, gia đình anh chị đã thử nghiệm thêm việc nuôi chim cút. Bước đầu, nuôi 100 con; sau đó đã tăng lên 1000 con. Với loại vật nuôi này, năm qua, gia đình anh chị cũng có thu nhập gần 100 triệu đồng.
Đáng chú ý là sản phẩm trứng cút của gia đình anh chị cũng đã tham gia Hội chợ Thương mại Đắk Nông tháng 9 vừa qua và được nhiều người quan tâm.
Trong thời gian tới, gia đình anh chị dự định mở rộng quy mô nuôi chim cút để tăng thêm thu nhập và đáp ứng nhu cầu trứng, chim cút sạch của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.

Ngày 10-2, các chủ thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết, giá tôm hùm bông giống cao nhất là 370 nghìn đồng/con đối với tôm hùm bông từ đầu vụ thì nay đã giảm còn 170 nghìn đồng/con. Còn đối với tôm hùm xanh, dao động ở mức 70 nghìn đồng/con.

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.