Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, HTX đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, trong đó có 2 khu vực riêng biệt dành cho heo nái và heo con đã cai sữa. HTX đầu tư 2,3 tỷ đồng trang bị máy tự động điều hòa hơi nước để điều hóa gió và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo môi trường sống cho heo phát triển tốt.
Ngoài ra, HTX đã liên kết với một công ty ở TP. Hồ Chí Minh chuyên cung cấp thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm cũng như có đội ngũ bác sĩ thú y đảm nhận kỹ thuật chăm sóc đàn heo. HTX thường xuyên có khoảng 20 lao động hàng ngày vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và chăm sóc cho heo ăn, uống nước.
Heo sinh sản được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc phòng chống các loại dịch bệnh nên rất an toàn. Trong quá trình mang bầu và sinh nở, heo nái luôn được chăm sóc theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Khu vực chăn nuôi heo sau cai sữa cũng được phòng dịch bệnh đầy đủ để cung cấp cho thị trường heo giống nuôi thịt đảm bảo chất lượng, phát triển tốt. Tại khu vực này, HTX đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn và nước tự động.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc HTX Ðồng Tiến cho biết: “Khu vực HTX xây dựng chăn nuôi heo cách xa khu dân cư lại đầu tư áp dụng công nghệ cao nên đã hạn chế được dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm vừa qua, HTX nuôi 600 con heo nái siêu nạc và đã xuất chuồng 12.000 heo con ra thị trường các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước và phục vụ nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh, đem lại lợi nhuận gần 10 tỷ đồng.
Theo tính toán của HTX thì với mức lợi nhuận này, năm 2014, đơn vị này sẽ thu hồi vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Dự kiến, sang năm 2016, HTX sẽ phát triển tổng đàn đạt 1.200 con heo nái, trở thành địa chỉ uy tín về cung cấp heo giống cho thị trường các tỉnh trong khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận khác”.
Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.