Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, HTX đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, trong đó có 2 khu vực riêng biệt dành cho heo nái và heo con đã cai sữa. HTX đầu tư 2,3 tỷ đồng trang bị máy tự động điều hòa hơi nước để điều hóa gió và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo môi trường sống cho heo phát triển tốt.
Ngoài ra, HTX đã liên kết với một công ty ở TP. Hồ Chí Minh chuyên cung cấp thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm cũng như có đội ngũ bác sĩ thú y đảm nhận kỹ thuật chăm sóc đàn heo. HTX thường xuyên có khoảng 20 lao động hàng ngày vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và chăm sóc cho heo ăn, uống nước.
Heo sinh sản được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc phòng chống các loại dịch bệnh nên rất an toàn. Trong quá trình mang bầu và sinh nở, heo nái luôn được chăm sóc theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Khu vực chăn nuôi heo sau cai sữa cũng được phòng dịch bệnh đầy đủ để cung cấp cho thị trường heo giống nuôi thịt đảm bảo chất lượng, phát triển tốt. Tại khu vực này, HTX đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn và nước tự động.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc HTX Ðồng Tiến cho biết: “Khu vực HTX xây dựng chăn nuôi heo cách xa khu dân cư lại đầu tư áp dụng công nghệ cao nên đã hạn chế được dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm vừa qua, HTX nuôi 600 con heo nái siêu nạc và đã xuất chuồng 12.000 heo con ra thị trường các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước và phục vụ nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh, đem lại lợi nhuận gần 10 tỷ đồng.
Theo tính toán của HTX thì với mức lợi nhuận này, năm 2014, đơn vị này sẽ thu hồi vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Dự kiến, sang năm 2016, HTX sẽ phát triển tổng đàn đạt 1.200 con heo nái, trở thành địa chỉ uy tín về cung cấp heo giống cho thị trường các tỉnh trong khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận khác”.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như trước kia, con bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân huyện Củ Chi (TPHCM) thì thời gian gần đây, người chăn nuôi bò sữa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Tìm đến nhà anh Vũ Duy Sơn (thôn Giác Lan, xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí dám nghĩ, dám làm của người nông dân này.

Thị trường xuất khẩu gia súc sống từ Úc sang Việt Nam đang có sự thay đổi với số lượng gia súc được mua về để vỗ béo tăng lên thay vì mua gia súc để mổ thịt ngay.

Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.