Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.
Ông Lệ cho biết: Sau khi nghỉ hưu, ông cùng gia đình từ Thái Bình vào xã Bom Bo (Bù Đăng) làm kinh tế. Với số tiền ít ỏi, ông chỉ mua được thửa đất cất nhà và trồng ít cây ngắn ngày. Khi được người em họ ở xã Tiến Hưng giới thiệu về nuôi heo gia công theo mô hình liên kết của Công ty cổ phần chăn nuôi FPC (chi nhánh Bình Phước) và thấy đây là công ty chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên ông đã ký hợp đồng.
Theo đó, phía công ty chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm, có nhân viên thú y theo dõi bệnh kịp thời và tiêm vắc-xin định kỳ... Còn hộ chăn nuôi có trách nhiệm chăm sóc, đầu tư xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn của công ty đảm bảo vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường. Theo thỏa thuận, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ tăng trọng của heo.
Trại heo của ông Lệ có diện tích 1.000m2 với kinh phí gần 700 triệu đồng. Chia làm 17 chuồng, trung bình mỗi chuồng nuôi 40 - 45 con và hiện có 525 con, trọng lượng khá đều. Mỗi lứa ông nuôi trong 5 tháng là xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí, ông Lệ thu lãi khoảng 150 triệu đồng.
Theo ông Lệ, khó khăn nhất là phát hiện và xử lý kịp thời khi heo có dấu hiệu nhiễm bệnh. Phát hiện heo nhiễm bệnh cần tách ngay để tránh lây sang con khác. Chăn nuôi heo theo mô hình liên kết này, người dân không phải lo đầu ra vì đã có công ty bao tiêu sản phẩm và cung ứng các dịch vụ đầu vào. Đây là mô hình khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại nên số lượng nhân công không cần nhiều. Do vậy, trại heo của ông Lệ chỉ cần 2 lao động chính và 1 lao động phụ. Mô hình này kết hợp được lợi thế của các bên tham gia, là cơ hội để người dân phát triển kinh tế ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Dù mới được đưa vào trồng vụ đầu tiên nhưng các giống bắp (ngô) chuyển gen (BĐG) đã thể hiện nhiều kết quả khả quan, được nông dân và cán bộ ngành nông nghiệp 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp đánh giá cao.

Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất của UBND thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giúp hàng ngàn lượt hộ nông dân (ND) khu vực ngoại thành được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Từ thiếu đói triền miên những lúc giáp hạt, nhờ quyết tâm làm giàu, học hỏi kỹ thuật trồng cà phê, ông Ha Kai (57 tuổi), người K’Ho ở thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã trở thành tỷ phú.

Việc bà con người dân tộc ở Lai Châu bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Cuối tuần qua, tại TPHCM, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có buổi tọa đàm với doanh nghiệp sản xuất phân bón về việc triển khai Nghị định 202/2013 của Thủ tướng Chính phủ.