Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.
Ông Lệ cho biết: Sau khi nghỉ hưu, ông cùng gia đình từ Thái Bình vào xã Bom Bo (Bù Đăng) làm kinh tế. Với số tiền ít ỏi, ông chỉ mua được thửa đất cất nhà và trồng ít cây ngắn ngày. Khi được người em họ ở xã Tiến Hưng giới thiệu về nuôi heo gia công theo mô hình liên kết của Công ty cổ phần chăn nuôi FPC (chi nhánh Bình Phước) và thấy đây là công ty chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên ông đã ký hợp đồng.
Theo đó, phía công ty chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm, có nhân viên thú y theo dõi bệnh kịp thời và tiêm vắc-xin định kỳ... Còn hộ chăn nuôi có trách nhiệm chăm sóc, đầu tư xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn của công ty đảm bảo vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường. Theo thỏa thuận, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ tăng trọng của heo.
Trại heo của ông Lệ có diện tích 1.000m2 với kinh phí gần 700 triệu đồng. Chia làm 17 chuồng, trung bình mỗi chuồng nuôi 40 - 45 con và hiện có 525 con, trọng lượng khá đều. Mỗi lứa ông nuôi trong 5 tháng là xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí, ông Lệ thu lãi khoảng 150 triệu đồng.
Theo ông Lệ, khó khăn nhất là phát hiện và xử lý kịp thời khi heo có dấu hiệu nhiễm bệnh. Phát hiện heo nhiễm bệnh cần tách ngay để tránh lây sang con khác. Chăn nuôi heo theo mô hình liên kết này, người dân không phải lo đầu ra vì đã có công ty bao tiêu sản phẩm và cung ứng các dịch vụ đầu vào. Đây là mô hình khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại nên số lượng nhân công không cần nhiều. Do vậy, trại heo của ông Lệ chỉ cần 2 lao động chính và 1 lao động phụ. Mô hình này kết hợp được lợi thế của các bên tham gia, là cơ hội để người dân phát triển kinh tế ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.