Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi hàu trong lồng bè

Nuôi hàu trong lồng bè
Ngày đăng: 26/09/2015

Hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Trước đây, người dân chỉ khai thác hàu thiên nhiên sống ở các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.

Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.

Từ năm 2013, hộ ông Mai Văn Hưng, ấp Tân Khánh, xã Long Khánh đã tận dụng lợi thế sông Long Khánh với diện tích mặt nước lớn, đổ ra biển để nuôi hàu. Ông đóng giàn bè bằng thùng nhựa buộc dây và thả nổi xuống sông. Trong thùng là giá thể để hàu giống tự nhiên bám vào. 

Để gặt hái được thành công từ mô hình này, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc và tìm tòi, học hỏi phương pháp nuôi hàu qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời đi thực tế ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL, thậm chí ra tận các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm bằng bè trên sông đang mở ra một hướng đi mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Ông chia sẻ:

“Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn rong, tảo, mùn bã hữu cơ có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thủy triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh.

Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hóa chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường”.

Vụ năm ngoái, ông gia đình ông thu hoạch hàu bán với giá 15.000 đồng/kg, sản lượng hơn 20 tấn, thu lãi hơn 160 triệu đồng.

 Khi hiệu quả nuôi hàu ven biển ngày càng nâng cao, ông bắt đầu tính đến chuyện  tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm giúp người cùng nuôi an tâm SX.

Đầu tiên ông tiếp cận thị trường trong tỉnh thông qua các chợ đầu mối, sau đó mở rộng ra các địa phương khác.

Ông Mai Văn Hưng, xã Long Khánh cho biết kinh nghiệm nuôi của mình: "Hàu quá dễ nuôi, chịu được nước mặn lợ, khi thời tiết thay đổi cũng không bị chết như sò. Cái lợi nhất là không phải mua con giống…

Sau khi thả giàn và đặt vật thể xuống khoảng 1 tháng sẽ có hàu con xuất hiện. Từ 7 - 9 tháng, hàu đạt cỡ từ 3 - 5 con/kg. Lúc này, tách những con trưởng thành để tiêu thụ và để cho những con hàu nhỏ có điều kiện phát triển. Cứ như thế, chỉ cần thả vật bám 1 lần là có thể thu hoạch hàu đến khi thay giàn mới".

Có thể nói, đây là một nghề tiềm năng, bởi đầu tư chi phí không quá cao, giá hàu thương phẩm rất ổn định. Với nhiều lợi thế như sẵn nguồn giống trong tự nhiên, không phải chăm sóc nhiều nên nghề nuôi hàu được nhiều người tham gia. 

Vì vậy, mở rộng quy mô phát triển là định hướng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương.

Mới đây Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông cho tổ hợp tác nuôi hàu do ông Mai Văn Hưng làm chủ nhiệm.

Trung tâm hỗ trợ 30% giá trị làm bè diện tích 200 m2, bề ngang 5 m, dài 40 m tương đương 60 triệu đồng; 100% chi phí tập huấn, tham quan, hội thảo.

Ước tính sau 18 tháng nuôi, với diện tích 200 m2 thu trên 20 tấn hàu bán với giá 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí cho lợi nhuận trên 12 triệu đồng. Giàn (bè) có thể sử dụng từ 5 - 7 năm. 


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ Bấp Bênh Nghề Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thọ

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

16/05/2012
Dự Án Dự Án "Nhãn Lồng" Trên Giấy

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

03/05/2012
Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô Trồng Cây Cảnh, Cả Làng Sắm Ôtô

Chỉ vài năm trước, người dân xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn phải đạp xe khắp nơi kiếm sống, nhưng giờ không ít người đã thành ông chủ có cỡ ngồi ôtô đời mới nhờ ươm trồng và bán cây cảnh.

09/03/2012
Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

08/03/2011
"Triệu Phú" Chanh Giấy

Đó chính là anh Tô Thanh Dân, ở tổ 2, ấp Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chỉ với diện tích 1 ha chanh giấy chùm đã cho sản lượng từ 32 – 35 tấn/năm, với giá bán ngay tại các chợ địa phương bình quân 5.500đ/kg, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất

27/08/2011