Nuôi Hàu Thái Bình Dương Ở Quảng Ngãi

Sau thành công ban đầu mô hình nuôi hàu đơn Thái Bình Dương tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tháng 4/2013, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ triển khai mô hình nuôi hàu đơn Thái Bình Dương tại xã Phổ Thạnh với quy mô nhỏ, 50 m2 lồng nuôi.
Đã thả nuôi 12.500 con giống (hàu bám đơn), trọng lượng bình quân 95 con/kg do hộ ông Văn Công Thanh thực hiện.
Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).
Có thể bạn quan tâm

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.

FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).