Nuôi hàu đơn Thái Bình Dương

Ông Lê Bá Minh, Trưởng phòng Thủy sản, Trung tâm KN-KN Phú Yên cho biết, trung tâm đã hỗ trợ thả nuôi 87.600 con hàu đơn Thái Bình Dương tại xã Xuân Hải (TX Sông Cầu), xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) với mật độ thả bình quân 120 con/lồng.
Theo đó, 8 hộ ở xã Xuân Hải thả 74.400 con giống với 620 lồng nuôi, 3 hộ ở xã An Ninh Đông thả 13.200 con với 110 lồng nuôi.
Giống hàu đơn Thái Bình Dương do cơ sở SX giống thủy sản Thiên Phước (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cung ứng.
Trong quá trình nuôi trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn phòng bệnh.
Hiện hàu được thả nuôi gần 2 tháng tuổi, tỉ lệ sống cao, dự kiến sau 6 tháng sẽ thu hoạch.
Theo các chuyên gia, nếu nuôi thành công, trọng lượng hàu đạt 12 con/kg, thì với 1.000 m2 người nuôi thu lãi 140 triệu đồng.
Hàu Thái Bình Dương là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là rong, tảo, mùn bã hữu cơ... Hàu thương phẩm được thị trường ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.