Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú

Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú
Ngày đăng: 23/02/2014

Năm 2003, các nhà khoa học ngành thuỷ sản đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi chuyên canh đạt năng suất từ 1,5-2 tấn/ha.

Xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước.

Điều kiện áp dụng

Môi trường nuôi: Chất đáy ao là bùn cát, độ lún từ 10-15cm. Độ mặn dao động 15-25‰.

Các chỉ tiêu thuỷ hoá: pH =8,0-8,5, nhiệt độ nước 26-300C, NH3-N, NO2, H2S <0,02 mg/lít, oxy hoà tan 6mg/lít. Độ sâu nước:0,8-1,5m.

Diện tích ao nuôi: Từ 0,3-1ha, mỗi ao có 1-2 cống cấp và thoát nước.

Vị trí ao nuôi

Chọn ao ở vùng trung hoặc hạ triều để thuận tiện cho việc cấp thoát nước.

Do ao nuôi thường ở vị trí trung triều nên sẽ rất khó tháo cạn nước để phơi đáy ao diệt tạp, do đó cần tiến hành tẩy dọn ao bằng cách dùng saponin diệt tạp với liều lượng 10-15g/m3, thời gian xử lý 24-36 giờ. Bón vôi để khử chua và diệt tạp với liều lượng 1.000-1.500kg/ha, tuỳ thuộc vào pH của đất và nước. Dùng lưới 2a=1cm, khổ 0,5-0,7m chắn quanh bờ ao để bảo vệ, lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao 450 nhằm đảm bảo cua trong ao không thể bò qua được.

Cấp nước vào ao nuôi: Trước khi cấp nước vào ao cần tiến hành kiểm tra cống cấp và thoát nước, dùng lưới 2a=2mm để chắn và bảo vệ không cho địch hại vào ao nuôi. Trong 2 tháng đầu duy trì mức nước ao từ 0,8-1m, sau đó tăng dần nước đạt từ 1-1,4m.

Thả giống

Kích cỡ cua và tôm giống: Cua giống có độ rộng của vỏ đầu ngực (mai cua) đạt 17-20mm, trọng lượng 0,8-1g/con, tôm giống cỡ PL 15 trở lên. Mật độ thả 0,5 con cua/m2 nuôi ghép với 10 con tôm sú/m2.

Thời điểm thả giống: Thả cua trước 45 ngày sau đó mới thả tôm giống.

Quản lý và chăm sóc

Cho ăn: Thức ăn dùng để nuôi cua là cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua: cá tạp 50-60%, nhuyễn thể 30- 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cho cua phát triển tốt cần bổ sung thức ăn tổng hợp dạng viên.

Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần, thường cho ăn 3-10% trọng lượng thân.

Thời gian cho ăn: Nên cho ăn ngày 2 lần, vào lúc 7-9 giờ và 17-18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn.

Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, khoảng cách giữa sàng ăn là 4-7m.

Thay nước: Thay từ 1/3-2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3-5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước.

Thu hoạch

-Với cua:

Sau 4 tháng nuôi tiến hành thu hoạch cua đực đạt kích cỡ thương phẩm để giảm mật độ. Thu cua bằng cách cho thức ăn vào sàng cho ăn để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để bắt những con đạt tiêu chuẩn.

-Với tôm:

Sau 2,5 đến 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng đó, hom, trong đó, hom đặt cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào.

Bảo quản sản phẩm:

Sau khu thu hoạch, trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối. Đối với tôm sú phải bảo quản sống bằng cách sục ôxy.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Bệnh Thường Gặp Trên Tôm

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra

31/07/2011
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Gây bệnh đốm trắng ở tôm sú do một loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV). Virus này nhiễm cảm ở một số mô của nhiều cơ quan khác nhau có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như: mang, lớp biểu bì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên con tôm. Trên thực tế, dù có phương pháp ngăn ngừa tốt như thế nào thì điều kiện tôm bị virus SEMBV vẫn tồn tại, đôi lúc người nuôi điều trị bằng thuốc và hóa chất cũng không ổn. Bởi vậy, việc có thể làm là ngăn chặn, tránh lây lan từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

03/01/2012
Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Trong xử lý rong đáy nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy ao.

03/03/2012
Kích Thích Tôm Đẻ Không Cần Cắt Cuống Mắt Kích Thích Tôm Đẻ Không Cần Cắt Cuống Mắt

Một cách hình tượng, có thể coi cuống mắt của tôm cùng với một vài cấu trúc nội tiết khác như một hệ thống điều tiết nước chảy từ một hồ chứa. Việc cắt cuống mắt tương tự như phá đập để lấy nước.

06/07/2013
Nguyên Nhân Tôm Sú Chết Tại Xuân Trường (Nam Định) Vụ Nuôi 2006 Nguyên Nhân Tôm Sú Chết Tại Xuân Trường (Nam Định) Vụ Nuôi 2006

Vụ nuôi tôm sú 2006 tại hai xã Xuân Vinh, xuân Hòa huyện Xuân Trường được kỳ vọng rất nhiều, nó cũng là nỗi lo canh cánh của những người dân một nắng hai sương nơi đây. Rồi đột nhiên tôm chết, chỉ trong khoảng 1 tháng (từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5), tỷ lệ số lượng ao nuôi tôm bị chết lên tới 90-95%.

13/07/2013