Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Các Loài Cá Khác?

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Tất nhiên là việc chọn những loài cá nào để nuôi ghép, tỷ lệ ghép bao nhiêu là hợp lý… phải phụ thuộc vào điều kiện ao hồ, nguồn thức ăn và phân bón, nguồn cung cấp cá giống của địa phương …nếu muốn nuôi ghép cá rô phi với những loài cá khác, bạn có thể dùng một trong những công thức sau đây:
* Ở ao nước tĩnh
1) Công thức nuôi cá trắm cỏ là chính: trắm cỏ 45%, mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi 6%, trê lai 5%.
2) Công thức nuôi cá rô phi là chính: rô phi 40%, mè trắng 20%, mè hoa 5%, trôi 20%, trắm cỏ 4%, chép 6%, trê lai 5%.
* Ở ao nước chảy (nhờ dẫn nước sông, suối, hồ chứa, kênh mương …để tạo dòng nước chảy trong ao) nên nuôi cá trắm cỏ là chính với hai công thức:
1) Trắm cỏ 90%, rô phi 10%.
2) Trắm cỏ 80%, rô phi 10%, còn lại là trôi.
Có thể bạn quan tâm

Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ là một loại cá đang được thị trường ưa chuộng và là một trong những loại cá được nuôi phổ biến nhất ở ĐBSCL.

Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.

Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh

Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.