Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ghép cá lóc

Nuôi ghép cá lóc
Ngày đăng: 14/09/2015

Cá lóc là loài ăn động vật điển hình, trong tự nhiên chúng có xu hướng chủ động rượt đuổi con mồi, vì vậy ít người nghĩ đến việc có thể nuôi ghép chung với đối tượng khác.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho việc nuôi cá lóc thâm canh cũng không hề nhỏ, trung bình để đầu tư cho 1 ao có thể thu hoạch được 50 tấn cá thương phẩm thì số vốn người nuôi bỏ ra phải hơn 1,5 tỷ đồng. Vì vậy, đối với các hộ dân không có vốn nhiều thì thường lựa chọn mô hình nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao và tận dụng phần diện tích mặt nước còn lại để thả nuôi ghép một số đối tượng khác như rô đồng, rô phi, trê lai…

Về hình thức thì đây là cách làm không mới, tuy nhiên việc tận dụng khoảng không gian trống còn lại của ao để thả nuôi các loài khác sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Phương pháp thực hiện cũng khá đơn giản, cá lóc được nuôi riêng biệt trong nhưng vèo lưới có diện tích từ 6 - 8m2, với mật độ từ 200 - 300 con/m2 vèo, tùy theo kích cỡ con giống.

Tổng diện tích vèo lưới có thể chiếm từ 50 - 80% diện tích ao, phần diện tích còn lại người nuôi có thể thả các loại cá khác với mật độ 30 - 40 con/m2.

Về kỹ thuật chăm sóc cũng tương tự như đối với nuôi cá lóc trong ao đất, tuy nhiên không cần thiết cho các loại cá nuôi ghép ăn thêm vì chúng sẽ sử dụng thức ăn thừa từ các vèo cá lóc, chỉ cần cho ăn bổ sung khi sắp thu hoạch.

Mô hình này có nhiều ưu điểm nổi bật như cá lóc nuôi tập trung trong vèo sẽ giúp người nuôi dễ dàng quản lý và chăm sóc, thức ăn, tỷ lệ hao hụt hay độ đồng đều của cá cũng được kiểm soát chặt chẽ, đến khi thu hoạch lại càng dễ hơn.

Vì vậy, cá sẽ tăng trọng nhanh, đồng cỡ, bán được giá. Phần cá nuôi ghép bên ngoài sẽ tận dụng lượng thức ăn dư thừa của cá lóc, giúp làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước ao.

Tuy các loại cá này chậm lớn do ít được cho ăn nhưng cũng sẽ mang lại lợi nhuận do chi phí đầu tư thấp. Thời gian trung bình mỗi vụ nuôi cá lóc là 6 tháng, như vậy cứ sau 2 vụ cá lóc thì người nuôi tát cạn ao và thu hoạch các loại cá còn lại một lần.

Ông Nguyễn Văn Rô, người nuôi cá lóc tại xã Phú Đức, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết: “Năm rồi tui đầu tư nuôi 2 vèo cá lóc trên diện tích ao 1.000 m2.

Lượng cá lóc giống là 6.000 con, bên ngoài thả thêm khoảng 200 kg cá giống các loại như trê lai, rô phi... đến khi thu hoạch được hơn 2 tấn cá lóc, các loại cá bên ngoài cũng hơn 1 tấn.

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt gần 50 triệu. Thấy cách làm mang lại hiệu quả cao mà chi phí đầu tư thấp nên năm nay tui tiếp tục làm mô hình này”.

Cá lóc là đối tượng nuôi truyền thống, nuôi trong vèo thì lại càng không phải mới, tuy nhiên việc nuôi ghép thêm các loại cá khác trong ao rõ ràng đang mang lại hiệu quả kép cho người nuôi.

Với đa phần các hộ dân không có vốn nhiều, diện tích ao nhỏ thì cách làm này có thể được xem là mô hình xóa đói, giảm nghèo, tận dụng lao động nhàn rỗi và quan trọng là lợi nhuận mang lại khả quan hơn so với các mô hình nông nghiệp khác.


Có thể bạn quan tâm

“Vua Bò” Y Tớ Byă “Vua Bò” Y Tớ Byă

Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.

27/12/2013
Sản Xuất Tỏi Lý Sơn Gặp Khó Sản Xuất Tỏi Lý Sơn Gặp Khó

Bước vào vụ ĐX 2013-2014, người trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa làm vừa lo. Lo là giống tỏi đã bị thoái hóa nghiêm trọng, không biết cây sinh trưởng, phát triển ra sao; có trụ nổi trước sự tấn công ào ạt của sâu bệnh…

08/12/2013
Làm Giàu Từ Một Bàn Tay Làm Giàu Từ Một Bàn Tay

Dẫu chỉ còn một bàn tay sau khi bị tai nạn nhưng người đàn ông ấy vẫn tự mình vượt lên số phận, làm giàu từ bàn tay còn lại khiến người dân ai cũng nể phục. Anh là Võ Văn Đề (51 tuổi) ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế (Hải Lăng - Quảng Trị).

27/12/2013
Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng

Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên không chỉ buồn vì cà phê mất mùa, mất giá… mà còn đứng trước tình cảnh không thuê được nhân công thu hoạch vì khan hiếm.

08/12/2013
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Nhãn Cho Năng Suất Cao Kinh Nghiệm Chăm Sóc Nhãn Cho Năng Suất Cao

Hàng năm, cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa, nuôi quả nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Việc chăm bón cần dựa vào tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây; nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng; mục đích sử dụng phân bón.

27/12/2013