Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho biết, tháng 8/2015, cả nước đã xuất khẩu 57,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 21,5 triệu USD, giảm 22,7% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với tháng 7 - đây là tháng thứ hai giảm liên tiếp.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xuất khẩu 578 nghìn tấn, trị giá 208,2 triệu USD, giảm 25,37% về lượng và giảm 24,12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam có mặt trên 8 quốc gia trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 32,7% tổng lượng xuất khẩu, với 189,2 nghìn tấn, trị giá 72,5 triệu USD, giảm 38,8% về lượng và giảm 38,89% về trị giá.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất, giảm 64,57% về lượng và giảm 67,7% về trị giá so với 8 tháng 2014, với 15,2 nghìn tấn, trị giá 4,6 triệu USD.
Thị trường giảm mạnh đứng thứ hai là Đài Loan, giảm 53,81% về lượng và giảm 64,04% về trị giá, tương đương với 2,6 nghìn tấn, trị giá 672,9 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan về thị trường xuất khẩu phân bón 8 tháng 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn rẫy màu tốn bao công sức chăm sóc mà anh Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thấy xót ruột, vì 1 kg bắp cải de chỉ bán được 1.000 đồng, tính ra mỗi ký lỗ gần 2.000 đồng.

Do sản lượng tăng mạnh, đầu ra không ổn định nên dịp này người trồng rau ở Bắc Giang lỗ nặng. Một số hộ đã phá bỏ hoặc tận dụng rau làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam vừa tổ chức giới thiệu giống bắp mới MX10 super cho trên 50 nông dân trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.