Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao

Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 10/11/2013

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thủy sản đã chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, chăn nuôi thủy sản vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa khai thác hết lợi thế trên 22.000ha mặt nước; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để đầu tư thâm canh còn ít, dẫn đến năng suất, sản lượng thấp.

Để phát triển chăn nuôi thủy sản mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi cá ao truyền thống nuôi ghép cá chép V1 là chính với quy mô 1ha tại xã Nga Quán (Trấn Yên) với 4 hộ tham gia ở thôn Hồng Thái, Hồng Hà. Các hộ tham gia mô hình và các hộ dân có nhu cầu được tập huấn kỹ thuật về đặc điểm sinh học của một số đối tượng nuôi cá truyền thống, kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, thả con giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi...

Với diện tích 1ha ao nuôi thả 30.000 con giống, tỷ lệ 3 con/m2 gồm cá chép V1 3.750 con (chiếm 50%), rô phi đơn tính 1.500 con (chiếm 20%), cá trắm cỏ 750 con (chiếm 10%), cá mè 750 con (chiếm 10%), còn lại là cá trôi. Toàn bộ cá giống được lấy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, thức ăn, phòng bệnh cá của anh Nguyễn Anh Tuấn ở huyện Yên Bình. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 6 tấn thức ăn công nghiệp, chiếm 50% tổng lượng thức ăn.

Quá trình thực hiện, các cán bộ khuyến nông đã phối hợp chặt chẽ với người nông dân theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thực hiện đầy đủ những biện pháp kỹ thuật nuôi cá. Tổng chi phí cho mô hình từ con giống, thức ăn, phòng trừ bệnh, cải tạo ao và các chi phí khác trên 221 triệu đồng. Sau 9 tháng từ khi chuẩn bị đến nay, qua đánh giá cho thấy, cá sinh trưởng và phát triển tốt, không bị bệnh, trọng lượng cá đạt trung bình từ 0,4 - 0,6kg/con, năng suất đạt 10 tấn/ha. Đặc biệt, mô hình của gia đình ông Bùi Nam Lợi trọng lượng cá đạt 0,5 - 0,7kg/con, năng suất đạt trên 12 tấn/ha.

Ông Lợi cho biết: “Nuôi cá thâm canh không khó nhưng đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi từ vệ sinh ao nuôi, thả cá và cho ăn. Nuôi cá thâm canh mất nhiều công hơn, tỉ mẩn hơn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn.

Theo cách truyền thống, dù nuôi tốt thì năng suất cao lắm cũng chỉ đạt 4 tấn/ha, lợi nhuận thu được sau 1 năm chỉ là 35 đến 40 triệu đồng. Nhưng nuôi cá thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và có sự đầu tư, năng suất tăng gấp 3 - 4 lần, thời gian cũng rút ngắn, năng suất ít cũng đạt 12 tấn/ha, lợi nhuận mang lại từ 130 - 150 triệu đồng”.

Rõ ràng, mô hình nuôi ghép cá chép đã đạt kết quả đáng khích lệ nhưng quan trọng hơn là thông qua mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức về quản lý, biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi thủy sản cho các hộ nông dân. Từ thực tiễn này sẽ làm cơ sở hướng dẫn, tuyên truyền cho nông dân trong tỉnh phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng bán thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên hiệu quả từ chia sẻ lợi ích Phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên hiệu quả từ chia sẻ lợi ích

Vườn quốc gia Bái Tử Long (VQG BTL) được thành lập năm 1982 trên cơ sở chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn nằm trên địa giới hành chính 3 xã Minh Châu, Hạ Long, Vạn Yên (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

25/11/2015
Dân vận khéo nhìn từ một mô hình Dân vận khéo nhìn từ một mô hình

Phú Giáo (Bình Dương) là huyện có nhiều mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

25/11/2015
Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt

Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất huyện Đức Linh (Bình Thuận) điều kiện thổ nhưỡng trù phú. Nơi đây có diện tích mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt khá lớn, với trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản 1.150 ha...

25/11/2015
Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó

Hiện tại, giá tôm hùm thương phẩm tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được thương lái thu mua bằng hình thức “cân xô, đổ đồng” tức là tính bình quân tôm loại I, II và III đều lấy cùng một thang giá từ 1 triệu đến 1,1 triệu đồng/kg.

25/11/2015
Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã mang lại lợi ích kinh tế lớn, giúp nhiều hộ nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh) vươn lên làm giàu. Diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng mở rộng với gần 1.000ha tại 11/17 xã, phường.

25/11/2015