Nuôi gà thu tiền tỷ

Đi lên từ “tay trắng”
Thăm trang trại của anh Hiệu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước cơ ngơi của khu chăn nuôi tập trung. Giữa tiết trời oi bức, 50.000 con gà được nuôi dưỡng, chăm sóc trong những lán trại mát mẻ, rộng trên 34.000m2. Các khâu chăn nuôi được thực hiện tự động. Việc quản lý dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại được tiến hành nghiêm ngặt. Dù là khu chăn nuôi gà, nhưng không khí trong lành, tuyệt nhiên không bị “nặng mùi” như một số cơ sở chăn nuôi khác. Hiện, mỗi tháng, trang trại gà của gia đình anh Hiệu cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận 750.000 trứng thương phẩm, cùng 120.000 gà giống, cho doanh thu xấp xỉ 3 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó, trang trại còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương, mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.
Để có được cơ ngơi “hoành tráng” như hôm nay, ít người biết, anh Hiệu đã phải trải qua những tháng năm khởi nghiệp đầy gian khó. Năm 1991, khi 24 tuổi, anh Hiệu bắt tay vào nuôi gà, vốn liếng là con số 0. “Ngày đó, người nuôi gà vẫn còn ít, chỉ có thể học hỏi kỹ thuật, cách làm qua sách báo, tài liệu mà ít thực tế…” - anh Hiệu nhớ lại. Dù vậy, với quyết tâm làm giàu, anh cố gắng chạy vạy, vay mượn khoảng 2 triệu đồng để mua, nuôi 60 con gà.
Cũng trong thời gian này, anh Hiệu tìm hiểu và nhận thấy giá trị kinh tế cao của gà công nghiệp với khả năng tăng trọng nhanh hơn nhiều so với gà thịt truyền thống (nuôi 2 tháng có thể đạt 2 – 3kg/con, thay vì nuôi 6 tháng mới nặng khoảng 1,5kg của gà thịt truyền thống). Nghĩ là làm, năm 1993, anh Hiệu mạnh dạn vay Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 10 triệu đồng để mua 650 con gà công nghiệp. Quyết định đầu tư của anh từng khiến không ít người thân, bạn bè cảm thấy lo lắng thay, nhất là khi họ chưa từng nghe nói một ai thành công nhờ chăn nuôi gà với số lượng lớn đến vậy.
Không ngừng đổi mới
Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt cùng một chút may mắn, việc kinh doanh của anh Hiệu tiến triển hết sức thuận lợi. Tiền lãi thu được, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô đàn gà. Đến năm 2003, anh nhận thầu trên 34.000m2 đất tại thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương), xin chuyển đổi thành đất trang trại để mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục nâng tổng đàn lên gần 10.000 con gà/lứa, rồi 50.000 con/lứa như hiện nay. Để có được hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi gà, bên cạnh làm tốt công tác quản lý dịch bệnh, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, anh Hiệu còn đầu tư mạnh vào yếu tố con giống. Trong số 50.000 con gà hiện được chăm nuôi tại trang trại, có khoảng 10.000 con giống bố mẹ được nhập từ Pháp. “Giống gà Pháp có chất lượng tốt hơn hẳn về thể trạng, đặc biệt là đẻ trứng rất khỏe…” - anh Hiệu cho biết.
Ông Ngô Văn Lệ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết thêm, trang trại của gia đình anh Hiệu là một trong những cơ sở chăn nuôi gà đầu tiên của TP Hà Nội được Bộ NN&PTNT cấp Chứng nhận VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Thành công của anh Hiệu là kết quả của ý chí mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, liên tục đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Mô hình cũng mở ra hướng phát triển kinh tế mới, an toàn và bền vững cho các hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng, TP Hà Nội nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xây dựng và triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt.

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.