Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Theo Hướng An Toàn Sinh Học Giảm Rủi Ro Cho Người Chăn Nuôi

Nuôi Gà Theo Hướng An Toàn Sinh Học Giảm Rủi Ro Cho Người Chăn Nuôi
Ngày đăng: 23/02/2014

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...

Đây là kết quả của mô hình “Phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi gia cầm” do Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội NDVN), Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp thực hiện trong năm 2013.

Yên tâm tiếp thu kỹ thuật mới

Là xã thuần nông nghiệp, nhưng phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp của xã Suối Rao là cằn cỗi, sỏi đá. Nuôi gia cầm, trong đó có nuôi gà được nhiều hộ nông dân (ND) trong xã lựa chọn đầu tư trong những năm gần đây.

Mặc dù có rủi ro nhưng nhờ chăn nuôi gà, nhiều hộ trong xã từng bước ổn định đời sống, tay nghề và kinh nghiệm chăn nuôi được tích lũy. Đây cũng là lý do để Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lựa chọn xã Suối Rao là 1 trong 2 xã tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Cả xã có 4 hộ đủ điều kiện tham gia dự án với tổng đàn hơn 2.200 con.

Tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Hội ND cơ sở đã chọn được 5 hộ đủ điều kiện tham gia dự án với tổng đàn hơn 1.700 con…Trước khi triển khai thực hiện dự án, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội ND tỉnh) đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho 45 hộ, trong đó có 9 hộ được hưởng lợi từ dự án; tổ chức tham quan học tập mô hình cho 40 hộ khác.

Ông Nguyễn Đạo Cứ - Giám đốc trung tâm cho biết: “Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm cũng đã tổ chức 1 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho hơn 40 hộ của xã Suối Rao. Có kinh nghiệm, kiến thức nên nhiều hộ rất yên tâm tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học…”. Ngoài việc được tập huấn kỹ thuật, các hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Long Mỹ, Suối Rao còn được dự án hỗ trợ 100% kinh phí mua giống gà Lương Phượng; 30% chi phí thức ăn và thuốc thú y.

Giảm chi phí, lợi nhuận tăng

Sau 4 tháng nuôi, gà nuôi theo hướng an toàn sinh học tại xã Long Mỹ, Suối Rao bán được với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ đàn gà dự án là 380.000 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.

9 hộ tham gia mô hình đã được cấp hơn 4.000 con gà giống, 6.240kg thức ăn hỗn hợp, 8.400 liều vaccine và 600 lít hóa chất khử trùng.

Bên cạnh sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ chăn nuôi, dự án còn cử 1 cán bộ kỹ thuật ở ngay địa bàn kịp thời tư vấn, hướng dẫn, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho bà con. Các hộ tham gia dự án đã sử dụng men vi sinh để xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại nên tỷ lệ gà sống cao, đàn gà phát triển tốt, không thấy xuất hiện các bệnh hô hấp, tiêu hóa…

Ông Cứ cho hay: “Với phương thức nuôi gà này, các hộ tham gia dự án đã giảm được chi phí đầu tư do không phải thay đệm lót, giảm chi phí thuốc phòng, chữa bệnh cho đàn gà, từ đó tăng lợi nhuận. Do nuôi theo hình thức thả vườn, gà vận động nhiều nên thịt chắc, chất lượng thơm ngon đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng...”.

Kết quả sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ gà nuôi sống tại dự án đạt hơn 96,7%, trọng lượng gà mái xuất chuồng đạt bình quân hơn 2,1kg/con, gà trống đạt 2,3kg/con; lượng thức ăn là hơn 2,5kg/kg tăng trọng… Hiệu quả kinh tế từ mô hình rõ ràng nên các hộ tham gia dự án và nhiều hộ khác ở xã Long Mỹ, Suối Rao khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện, mở rộng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học…


Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên làm các tiêu chí NTM có tính đột phá Ưu tiên làm các tiêu chí NTM có tính đột phá

Đó là nhận định của ông Lê Văn Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa – xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, về việc đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng chất lượng sống của người dân nông thôn TP.HCM.

21/10/2015
H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng

Từ một hộ thiếu đói, nhờ chịu khó học hỏi, gia đình chị H’Bin Niê ở buôn Tring, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ (Đăk Lăk) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Không những thế, gia đình H’Bin còn giúp nhiều hộ khác cùng vươn lên như mình, cũng như có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới...

21/10/2015
Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần đưa địa phương trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển.

21/10/2015
Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Tại diễn đàn “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại Tiền Giang cuối tháng 9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia hàng đầu về cây ăn trái đã trao đổi kinh nghiệm cùng các nhà vườn để phát triển cho cây ăn trái miền Tây.

21/10/2015
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

21/10/2015