Nuôi Gà Thả Vườn Theo Nhóm Hộ

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo chân các cán bộ của Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi gà thả vườn của các hộ dân Cơ Tu ở thôn Tà Vàng (xã A Tiêng). Hơn 600 con gà kiến được phân chia thả nuôi tập trung theo 3 tổ các nhóm hộ, trung bình mỗi tổ có từ 5 - 10 hộ dân tham gia. Chị Bling Thị Akeo – Chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng trọt thôn Tà Vàng cho biết, mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai theo các nhóm sở thích của từng hộ dân hợp lại. Tại thôn Tà Vàng có 2 nhóm sở thích được hình thành, thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn, dưới sự quản lý chung của câu lạc bộ.
Chuồng trại của “nhóm sở thích 1” gồm 5 hộ dân, do chị Akeo làm nhóm trưởng. Hơn 200 con gà kiến được thả nuôi theo kiểu khoanh vùng, thả rông có chuồng trại đang phát triển tốt. Bình quân mỗi con gà cân nặng từ 1 - 1,5kg chỉ trong 6 tháng nuôi. Đây là số gà được tổ chức Malteser International đầu tư theo dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng rừng bền vững” tại địa phương. Ngoài việc hỗ trợ gà giống và thức ăn cho gà, tổ chức Malteser International còn phối hợp với cán bộ trường Đại học Nông lâm Huế và Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Tây Giang tổ chức các đợt hướng dẫn các hộ dân về cách làm chuồng trại, cách cho gà ăn, chăm sóc và phòng bệnh cho gà... “Trước đây, đồng bào mình nuôi gà theo kiểu nhỏ lẻ, chủ yếu là thả rông, không chuồng trại, ít chăm sóc. Do vậy, đàn gà thường phát triển kém và dễ dịch bệnh. Nhưng bây giờ nhờ có cán bộ huyện xuống hướng dẫn về cách nuôi, cách làm chuồng trại và tiêm phòng dịch nên đàn gà phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh” - chị Akeo nói.
Để đánh giá tính hiệu quả triển khai mô hình, cuối tháng 10 vừa qua, tại gươl thôn Tà Vàng đã diễn ra hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn” trên địa bàn xã A Tiêng. Đại diện chính quyền các xã vùng dự án, cán bộ các phòng ban liên quan của huyện và đông đảo các hộ dân tham gia thực hiện mô hình có nhiều ý kiến chia sẻ, hướng dẫn lại cho bà con trong thôn về cách làm chuồng, cách lắp đặt các thiết bị nuôi, cách làm hàng rào khoanh vùng nuôi, cách cho gà ăn... Ông Trần Công Ta, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho rằng, mô hình nuôi gà thả vườn bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia, tạo được sự đồng thuận trong việc chăn nuôi chung theo cộng đồng làng Cơ Tu. “Qua hạch toán kinh tế ban đầu, trong vòng 6 tháng nuôi, mỗi hộ tham gia mô hình ước tính thu lãi khoảng từ 1,4 - 3 triệu đồng. Mô hình nuôi gà thả vườn dễ làm, ít tốn công lao động; vốn đầu tư lại ít, có thể tận dụng những thức ăn sẵn có trong gia đình như khoai, bắp, sắn… nên hạn chế được thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Do sản lượng đánh bắt liên tục tăng cao nên trong tuần qua, giá cá bạc má, cá đốm có chiều hướng giảm, từ 35.000đ/kg xuống 25.000.đ/kg. Mặc dù giá cá giảm nhưng do sản lượng đánh bắt nhiều nên thu nhập của một số ngư dân huyện Quỳnh Lưu vẫn khá cao.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp thu mua cá lóc cỡ 0,5 - 0,8kg/con với giá dao động 35.000 đồng - 38.000 đồng/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 đồng - 24.500 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), giá lươn kích cỡ 200 - 300 gram/con bán trên - dưới 150.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá tôm loại I là 260.000 đồng/kg, loại II là 210.000đ/kg và loại III là 180.000 đồng/kg...

Huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có đàn trâu hơn 15.000 con; đàn bò 1.100 con; đàn lợn 80.500 con. Để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh và rét, bước vào đầu vụ thu đông, huyện đã triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.

Những năm gần đây, thời tiết rét đậm, rét hại thường xảy ra, làm ảnh hưởng tới đàn gia súc, gây thiệt hại cho nông dân trên địa bàn thành phố (Tp) Lào Cai. Để chủ động đối phó với thời tiết và rút kinh nghiệm từ những vụ rét trước, Tp. Lào Cai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc khi mùa đông về.

Có 4 điểm cần chú ý để phối trộn thức ăn TMR như phải cân thức ăn chính xác, thời gian trộn và trình tự đưa nguyên liệu thức ăn vào trộn. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng thức ăn TMR đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt việc quản lý thức ăn đã phối trộn cũng như cách thức cho ăn mới đảm bảo việc sử dụng thức ăn TMR hiệu quả.