Nuôi Gà Thả Vườn Theo Nhóm Hộ

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo chân các cán bộ của Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi gà thả vườn của các hộ dân Cơ Tu ở thôn Tà Vàng (xã A Tiêng). Hơn 600 con gà kiến được phân chia thả nuôi tập trung theo 3 tổ các nhóm hộ, trung bình mỗi tổ có từ 5 - 10 hộ dân tham gia. Chị Bling Thị Akeo – Chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng trọt thôn Tà Vàng cho biết, mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai theo các nhóm sở thích của từng hộ dân hợp lại. Tại thôn Tà Vàng có 2 nhóm sở thích được hình thành, thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn, dưới sự quản lý chung của câu lạc bộ.
Chuồng trại của “nhóm sở thích 1” gồm 5 hộ dân, do chị Akeo làm nhóm trưởng. Hơn 200 con gà kiến được thả nuôi theo kiểu khoanh vùng, thả rông có chuồng trại đang phát triển tốt. Bình quân mỗi con gà cân nặng từ 1 - 1,5kg chỉ trong 6 tháng nuôi. Đây là số gà được tổ chức Malteser International đầu tư theo dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng rừng bền vững” tại địa phương. Ngoài việc hỗ trợ gà giống và thức ăn cho gà, tổ chức Malteser International còn phối hợp với cán bộ trường Đại học Nông lâm Huế và Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Tây Giang tổ chức các đợt hướng dẫn các hộ dân về cách làm chuồng trại, cách cho gà ăn, chăm sóc và phòng bệnh cho gà... “Trước đây, đồng bào mình nuôi gà theo kiểu nhỏ lẻ, chủ yếu là thả rông, không chuồng trại, ít chăm sóc. Do vậy, đàn gà thường phát triển kém và dễ dịch bệnh. Nhưng bây giờ nhờ có cán bộ huyện xuống hướng dẫn về cách nuôi, cách làm chuồng trại và tiêm phòng dịch nên đàn gà phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh” - chị Akeo nói.
Để đánh giá tính hiệu quả triển khai mô hình, cuối tháng 10 vừa qua, tại gươl thôn Tà Vàng đã diễn ra hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn” trên địa bàn xã A Tiêng. Đại diện chính quyền các xã vùng dự án, cán bộ các phòng ban liên quan của huyện và đông đảo các hộ dân tham gia thực hiện mô hình có nhiều ý kiến chia sẻ, hướng dẫn lại cho bà con trong thôn về cách làm chuồng, cách lắp đặt các thiết bị nuôi, cách làm hàng rào khoanh vùng nuôi, cách cho gà ăn... Ông Trần Công Ta, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho rằng, mô hình nuôi gà thả vườn bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia, tạo được sự đồng thuận trong việc chăn nuôi chung theo cộng đồng làng Cơ Tu. “Qua hạch toán kinh tế ban đầu, trong vòng 6 tháng nuôi, mỗi hộ tham gia mô hình ước tính thu lãi khoảng từ 1,4 - 3 triệu đồng. Mô hình nuôi gà thả vườn dễ làm, ít tốn công lao động; vốn đầu tư lại ít, có thể tận dụng những thức ăn sẵn có trong gia đình như khoai, bắp, sắn… nên hạn chế được thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Thành cho biết: Con giống tự tìm nên không chuẩn, do nhiều giống gà khác nhau, nên khó khăn cho việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thành khi mua lẻ các loại thức ăn gia cầm từ các cửa hàng cao, trừ chi phí, lãi thu về không nhiều.

Anh Tô Vũ Lực cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá giống và cá thương phẩm. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cách đây hơn một tuần, vợ chồng tôi đã xin bèo về thả trên ao để hạn chế gió lạnh. Mấy hôm nay, nhiệt độ xuống thấp, tôi căng thêm bạt trên mặt ao và đóng bè bằng tre nứa thả xuống đáy để cá trú ẩn, tránh rét”.