Nuôi Gà Thả Vườn Lãi 120 Triệu Đồng/năm

Anh Vũ Thế Phong (trong ảnh), thôn Thượng Bản, xã Quyết Thắng (Sơn Dương - Tuyên Quang) là đoàn viên năng động trong phát triển kinh tế. 32 tuổi, anh đã là chủ một cơ ngơi khang trang hàng tỷ đồng, với mô hình chăn nuôi gà và làm nghề giò chả, thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng.
Năm 2000, anh Phong mua 100 con gà giống về nuôi thả vườn. Đàn gà được chăm sóc đầy đủ vẫn bị chết gần hết. Qua tìm hiểu, anh đã phát hiện gà bị bệnh tụ huyết trùng cấp nên đã mua thuốc về tiêm và cứu được 20 con. Anh Phong chia sẻ, khi gà mắc bệnh vẫn có thể chữa được, nhưng quan trọng nhất là công tác phòng bệnh. Nếu thực hiện chăn nuôi đúng kỹ thuật, đàn gà được phòng bệnh sẽ phát triển tốt, chống lại được nhiều loại bệnh.
Dần dần anh Phong đầu tư làm chuồng trại, mua thêm gà về nuôi, nâng quy mô đàn lên khoảng 1.000 con mỗi năm. Để chủ động nguồn gà giống, anh quyết định mua lò về ấp trứng, vừa chủ động về con giống, vừa có thêm thu nhập.
Nói là làm, anh Phong tìm xuống Phú Thọ mua máy ấp trứng, rồi về tự mày mò, học hỏi kỹ thuật ấp trứng qua sách, báo, ti vi. Vừa chăn nuôi gà thịt, vừa cung cấp gà giống, mỗi năm, trừ chi phí, anh Phong thu lãi trên 120 triệu đồng.
Nhận thấy ở địa phương nhu cầu sử dụng giò chả rất lớn mà chưa có người làm, nhân dân thường phải đi mua ở nơi khác. Năm 2009, anh Phong đã bàn với vợ xuống Phú Thọ mua máy làm giò chả và xin học nghề. Ban đầu anh chủ yếu bán lẻ, khoảng 10 kg giò chả/ngày.
Dần dần quen khách, chất lượng giò chả được bảo đảm bằng uy tín, nên đã có nhiều người đến đặt hàng số lượng lớn; có ngày vợ chồng anh phải dậy làm từ sáng sớm để kịp cho khách. Vừa phát triển chăn nuôi gà, vừa làm giò, chả, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu được gần 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cũng chừng thời gian này năm ngoái, giá cà phê trên các thị trường tăng mạnh. Mấy ngày qua, giá lại sôi nổi không kém dù ở đỉnh thấp hơn năm ngoái. Có gì xảy ra? Phản ứng thế nào với thị trường như thế này?

Tính đến ngày 26-9-2015, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại, theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Sau hơn 4 năm triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chỉ mới có hơn 300.000 hộ trong tổng số hơn 11 triệu hộ tham gia. Theo nhiều chuyên gia hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp sẽ là phương thức giúp loại hình này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Lần đầu tiên, TPHCM có vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi tại 9 xã thuộc hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, sau khi các xã này áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGap).

Cách đây khoảng 8 năm, tỷ lệ gạo thơm chỉ chiểm khoảng 3% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã chiếm đến 26%. Vì thế, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chọn gạo thơm Jasmine để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trong những năm tới.