Nuôi Gà Thả Đồi Một Hướng Phát Triển Kinh Tế

Mô hình "Nuôi gà thả đồi" tại 2 xã Thụy An và Cẩm Lĩnh được triển khai từ năm 2012 do Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì thực hiện.
Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.
Khi phối hợp triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chọn mỗi xã 15 hộ chăn nuôi điển hình để hỗ trợ làm điểm.
Theo đó, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 1.000 gà giống, thức ăn trong tháng đầu, hỗ trợ kinh phí mua vaccine phòng chống dịch bệnh, thuốc bổ... tập huấn các kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao. Trung tâm còn phối hợp với các cấp Hội nông dân quan tâm hướng dẫn triển khai mô hình nuôi gà thả đồi... Từ sự quan tâm hỗ trợ trên, nhiều hộ nông dân 2 xã đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển đàn gà một cách mạnh mẽ.
Hiện tại, cả 2 xã đều duy trì phát triển các Chi hội chăn nuôi gà thả đồi. Mỗi xã có hơn 100 hộ đang triển khai mô hình này với số lượng trên 1.000 con/lứa và hiện có tới 40 hộ luôn duy trì đàn gà gần 6.000 con mỗi lứa. Tính bình quân thu nhập mỗi năm 3 lứa, sau khi trừ chi phí, các hộ thu về khoảng 250 triệu đồng một hộ/năm.
Ông Nguyễn Đức Nhuận - Hội viên Chi hội nuôi gà thả đồi xã Thụy An cho biết, do có điều kiện đất đai rộng, gia đình ông nuôi gà đã hơn 10 năm. Thế nhưng trước kia chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, nên nhiều năm đàn gà mất trắng không cho thu nhập.
Nhưng từ khi thực hiện mô hình theo hướng dẫn, gia đình ông thường xuyên duy trì đàn gà từ 5.000 - 6.000 con, đủ các lứa gà con, gà tần, gà thịt. Gà giống được nhập từ các Trung tâm cung ứng con giống vật nuôi của TP đảm bảo về con giống và được tiêm phòng đầy đủ, đàn gà phát triển mạnh cho thu nhập ổn định. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông ngày càng phát triển hơn.
Theo ông Nhuận, nhiều gia đình khác trong xã cũng có thể làm giàu từ chăn nuôi gà thả đồi để phát huy thế mạnh về đất đai như gia đình ông.
Mô hình nuôi gà thả đồi tại hai xã Thụy An và Cẩm Lĩnh đang thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn trong người dân.
Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân nơi đây từng bước nâng cao đời sống. Đây là một cách làm hay và hiệu quả cần được xem xét ứng dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương trên địa bàn Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.