Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Thả Đồi Một Hướng Phát Triển Kinh Tế

Nuôi Gà Thả Đồi Một Hướng Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 03/11/2014

Mô hình "Nuôi gà thả đồi" tại 2 xã Thụy An và Cẩm Lĩnh được triển khai từ năm 2012 do Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì thực hiện.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Khi phối hợp triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chọn mỗi xã 15 hộ chăn nuôi điển hình để hỗ trợ làm điểm.

Theo đó, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 1.000 gà giống, thức ăn trong tháng đầu, hỗ trợ kinh phí mua vaccine phòng chống dịch bệnh, thuốc bổ... tập huấn các kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao. Trung tâm còn phối hợp với các cấp Hội nông dân quan tâm hướng dẫn triển khai mô hình nuôi gà thả đồi... Từ sự quan tâm hỗ trợ trên, nhiều hộ nông dân 2 xã đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển đàn gà một cách mạnh mẽ.

Hiện tại, cả 2 xã đều duy trì phát triển các Chi hội chăn nuôi gà thả đồi. Mỗi xã có hơn 100 hộ đang triển khai mô hình này với số lượng trên 1.000 con/lứa và hiện có tới 40 hộ luôn duy trì đàn gà gần 6.000 con mỗi lứa. Tính bình quân thu nhập mỗi năm 3 lứa, sau khi trừ chi phí, các hộ thu về khoảng 250 triệu đồng một hộ/năm.

Ông Nguyễn Đức Nhuận - Hội viên Chi hội nuôi gà thả đồi xã Thụy An cho biết, do có điều kiện đất đai rộng, gia đình ông nuôi gà đã hơn 10 năm. Thế nhưng trước kia chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, nên nhiều năm đàn gà mất trắng không cho thu nhập.

Nhưng từ khi thực hiện mô hình theo hướng dẫn, gia đình ông thường xuyên duy trì đàn gà từ 5.000 - 6.000 con, đủ các lứa gà con, gà tần, gà thịt. Gà giống được nhập từ các Trung tâm cung ứng con giống vật nuôi của TP đảm bảo về con giống và được tiêm phòng đầy đủ, đàn gà phát triển mạnh cho thu nhập ổn định. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông ngày càng phát triển hơn.

Theo ông Nhuận, nhiều gia đình khác trong xã cũng có thể làm giàu từ chăn nuôi gà thả đồi để phát huy thế mạnh về đất đai như gia đình ông.

Mô hình nuôi gà thả đồi tại hai xã Thụy An và Cẩm Lĩnh đang thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn trong người dân.

Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân nơi đây từng bước nâng cao đời sống. Đây là một cách làm hay và hiệu quả cần được xem xét ứng dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương trên địa bàn Thủ đô.


Có thể bạn quan tâm

“Giải Cứu” Nông Dân Trồng Mía “Giải Cứu” Nông Dân Trồng Mía

Chưa bao giờ nông dân trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó.

22/12/2013
Tiếp Tục Phát Huy Hiệu Quả Của Mô Hình “Công Nghệ Sinh Thái Trên Ruộng Lúa” Tiếp Tục Phát Huy Hiệu Quả Của Mô Hình “Công Nghệ Sinh Thái Trên Ruộng Lúa”

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.

22/12/2013
Giống Ngoại “Bén Rễ” Ở TP.HCM Giống Ngoại “Bén Rễ” Ở TP.HCM

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.

22/12/2013
Giúp Cây Tiêu Phát Triển Bền Vững Giúp Cây Tiêu Phát Triển Bền Vững

Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện tổng diện tích cây tiêu trên toàn huyện có gần 3.000 ha.

22/12/2013
Xoài Trái Vụ Mất Mùa Xoài Trái Vụ Mất Mùa

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

22/12/2013