Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng ở Hậu Giang”.
Qua 1 năm nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ đã rút ra kết luận rằng sử dụng trấu và men vi sinh balasa để nuôi gà Tàu Vàng thịt giúp cải thiện được môi trường nuôi, gà tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nên đỡ tiêu tốn thức ăn hơn các nghiệm thức khác như trấu, mùn cưa vi sinh,...
Bên cạnh đó, nuôi gà Tàu Vàng sinh sản đạt kết quả cao, gà có tỷ lệ đẻ cao, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các nghiệm thức khác. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được nguyên liệu phù hợp làm đệm lót dựa trên điều kiện sẵn có của địa phương. Sử dụng đệm lót trong nuôi gà giúp cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, giảm chi phí đầu tư, giảm tỷ lệ hao hụt, gà tăng trọng và đẻ tốt hơn. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Hội nông dân TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế) vừa triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi rắn mối thương phẩm cho nông dân phường Hương Văn”.

Tại cuộc họp diễn ra chiều 2/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết: Virus cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới H7N9 gây tử vong 2 người ở Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta qua đường gia cầm nhập lậu.

Kỹ sư Nguyễn Đình Quyền - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần Giang Ly, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật nuôi cá nước lạnh ở trạm cá Klong Klăn cho biết: “Trứng cá tầm được xem là bài thuốc trị bệnh yếu sinh lý một cách vô cùng hiệu quả. Giá trung bình một kg trứng cá tầm là 2.500USD”.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hàng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh trong một thời gian dài, khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi “treo chuồng”.