Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà ta bán tết

Nuôi gà ta bán tết
Ngày đăng: 03/11/2015

Ở Thanh Lâm, ngoài thế mạnh phát triển kinh tế nhờ cây ăn quả như vải, mãng cầu, mít, bưởi và trồng rừng lấy gỗ bán, bà con nông dân còn có phong trào nuôi gà ta thả vườn đồi chờ bán vào dịp tết, cho kết quả cao.

Anh Nguyễn Văn Hùng, một người dân khá thành công từ mô hình này, cho biết cách đây chừng gần chục năm, học hỏi từ một người bạn lính ở bên huyện Sơn Động, anh đầu tư nuôi thả gà ta trên mảnh đất vườn đồi rộng của mình.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường luôn ưa chuộng gà ta, nhất là loại thả vườn, không nuôi bằng cám công nghiệp, nên anh chú trọng nuôi gà theo “tiêu chuẩn” này.

Anh Hùng kể: “Thoạt đầu, tôi nuôi theo hình thức cộng sinh, tức tự sản xuất gà giống bằng cách cho gà bố mẹ sinh sản.

Về sau, tôi kết hợp nuôi thêm nguồn gà giống mua có chọn lọc ngoài chợ.

Năm đầu tiên nuôi gà đã mang lại cho gia đình tôi mức lợi nhuận lên tới gần 70 triệu đồng.

Phát huy thành quả đạt được, năm thứ hai tôi mở rộng quy mô nuôi lên gấp đôi và cũng thành công mỹ mãn...nhờ bán vào dịp tết âm lịch”.

Dẫn chúng tôi ra thăm trang trại đang nuôi khoảng 1.000 con gà trong vườn đồi, anh Hùng cho biết, Tết Bính Thân 2016 tới đây anh sẽ bán hết đàn gà này và với trọng lượng mỗi con 1,5 - 2kg, nếu giá gà 120.000 đồng/kg như tết năm ngoái thì có thể thu lợi nhuận trên 80 triệu đồng (mỗi con lời 80.000 đồng sau khi trừ chi phí).

Qua gần chục năm “làm bạn” với mô hình nuôi gà ta chờ bán tết, từ một hộ nghèo túng, đến nay gia đình anh Hùng đã vươn lên khá giả khi xây được ngôi nhà hai tầng khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Trang trại nuôi gà ta bán tết của gia đình bà Thúy

Học theo mô hình chăn thả gà ta bán tết như anh Hùng, hộ bà Lê Thị Thúy, dẫu đi sau đến vài năm so với anh Hùng, nhưng với quy mô nuôi lớn, kinh tế gia đình bà Thúy đã phất lên trông thấy.

Bà Thúy kể: “Thấy nhà anh Hùng và một số hộ khác nuôi gà ta thả vườn đồi bán tết khá nhàn hạ lại cho thu nhập khá, nên tôi bàn với chồng con vay vốn ngân hàng nông nghiệp huyện, vay thêm bà con họ hàng để đầu tư lưới thép rào quanh khoảng vườn rừng nhà mình.

Cách tết chừng 3 tháng, tôi bắt đầu ra chợ quanh vùng mua hơn ngàn con gà giống, loại 300 - 400g/con về nuôi.

Số gà giống này tôi lựa đồng đều, khoảng một nửa gà trống, một nửa gà mái, vì nhu cầu thị trường tết cần cả hai giống gà này.

Tôi cho gà ăn bắp, lúa, rau lá chứ tuyệt đối không có thức ăn công nghiệp, vì thế thịt gà chắc, ngon và được người tiêu dùng rất ưa thích”.

Từ lúc khởi đầu nuôi hơn ngàn con gà, đến nay đàn gà nuôi chờ bán tết của gia đình bà Thúy luôn ở mức 3.000 - 4.000 con.

Bà Thúy cho hay, việc nuôi gà ta thả vườn đồi không quá vất vả, chỉ phải làm mấy khu lán trại có mái che để gà tụ lại ngủ ban đêm.

Ban ngày gà tự đi kiếm ăn, bới móc cây cỏ quanh khu vườn rừng nên chỉ cho gà ăn 2 bữa vào lúc sáng và chiều tối.

Việc tiêm phòng dịch cho gà cũng phải được chú trọng, tốt nhất nên tiêm khi mới mua gà giống ở chợ về...

Nhiều bà con có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn rừng đúc kết rằng: Gà ta vốn khỏe mạnh hơn gà công nghiệp và khi được chăn thả theo mô hình tự nhiên bán hoang dã, chúng sẽ tự điều chỉnh để thích nghi, hòa nhập và chống chọi với dịch bệnh, vì vậy gà thả vườn ít bị dịch bệnh hơn nuôi gà công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị hiện có 4.864 ha cà phê, trong đó 4.413 ha cà phê cho sản phẩm với sản lượng khoảng 48.000 tấn/năm. Nguồn thu từ cây cà phê hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

01/09/2015
Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha

Ngày 27/8, tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An), Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên tổ chức hội thảo mô hình Sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ hè thu năm 2015. Gần 100 đại biểu đến từ các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Đồng Xuân tham gia hội thảo.

01/09/2015
Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

01/09/2015
Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

01/09/2015
Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.

01/09/2015