Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà ta bán tết

Nuôi gà ta bán tết
Ngày đăng: 03/11/2015

Ở Thanh Lâm, ngoài thế mạnh phát triển kinh tế nhờ cây ăn quả như vải, mãng cầu, mít, bưởi và trồng rừng lấy gỗ bán, bà con nông dân còn có phong trào nuôi gà ta thả vườn đồi chờ bán vào dịp tết, cho kết quả cao.

Anh Nguyễn Văn Hùng, một người dân khá thành công từ mô hình này, cho biết cách đây chừng gần chục năm, học hỏi từ một người bạn lính ở bên huyện Sơn Động, anh đầu tư nuôi thả gà ta trên mảnh đất vườn đồi rộng của mình.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường luôn ưa chuộng gà ta, nhất là loại thả vườn, không nuôi bằng cám công nghiệp, nên anh chú trọng nuôi gà theo “tiêu chuẩn” này.

Anh Hùng kể: “Thoạt đầu, tôi nuôi theo hình thức cộng sinh, tức tự sản xuất gà giống bằng cách cho gà bố mẹ sinh sản.

Về sau, tôi kết hợp nuôi thêm nguồn gà giống mua có chọn lọc ngoài chợ.

Năm đầu tiên nuôi gà đã mang lại cho gia đình tôi mức lợi nhuận lên tới gần 70 triệu đồng.

Phát huy thành quả đạt được, năm thứ hai tôi mở rộng quy mô nuôi lên gấp đôi và cũng thành công mỹ mãn...nhờ bán vào dịp tết âm lịch”.

Dẫn chúng tôi ra thăm trang trại đang nuôi khoảng 1.000 con gà trong vườn đồi, anh Hùng cho biết, Tết Bính Thân 2016 tới đây anh sẽ bán hết đàn gà này và với trọng lượng mỗi con 1,5 - 2kg, nếu giá gà 120.000 đồng/kg như tết năm ngoái thì có thể thu lợi nhuận trên 80 triệu đồng (mỗi con lời 80.000 đồng sau khi trừ chi phí).

Qua gần chục năm “làm bạn” với mô hình nuôi gà ta chờ bán tết, từ một hộ nghèo túng, đến nay gia đình anh Hùng đã vươn lên khá giả khi xây được ngôi nhà hai tầng khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Trang trại nuôi gà ta bán tết của gia đình bà Thúy

Học theo mô hình chăn thả gà ta bán tết như anh Hùng, hộ bà Lê Thị Thúy, dẫu đi sau đến vài năm so với anh Hùng, nhưng với quy mô nuôi lớn, kinh tế gia đình bà Thúy đã phất lên trông thấy.

Bà Thúy kể: “Thấy nhà anh Hùng và một số hộ khác nuôi gà ta thả vườn đồi bán tết khá nhàn hạ lại cho thu nhập khá, nên tôi bàn với chồng con vay vốn ngân hàng nông nghiệp huyện, vay thêm bà con họ hàng để đầu tư lưới thép rào quanh khoảng vườn rừng nhà mình.

Cách tết chừng 3 tháng, tôi bắt đầu ra chợ quanh vùng mua hơn ngàn con gà giống, loại 300 - 400g/con về nuôi.

Số gà giống này tôi lựa đồng đều, khoảng một nửa gà trống, một nửa gà mái, vì nhu cầu thị trường tết cần cả hai giống gà này.

Tôi cho gà ăn bắp, lúa, rau lá chứ tuyệt đối không có thức ăn công nghiệp, vì thế thịt gà chắc, ngon và được người tiêu dùng rất ưa thích”.

Từ lúc khởi đầu nuôi hơn ngàn con gà, đến nay đàn gà nuôi chờ bán tết của gia đình bà Thúy luôn ở mức 3.000 - 4.000 con.

Bà Thúy cho hay, việc nuôi gà ta thả vườn đồi không quá vất vả, chỉ phải làm mấy khu lán trại có mái che để gà tụ lại ngủ ban đêm.

Ban ngày gà tự đi kiếm ăn, bới móc cây cỏ quanh khu vườn rừng nên chỉ cho gà ăn 2 bữa vào lúc sáng và chiều tối.

Việc tiêm phòng dịch cho gà cũng phải được chú trọng, tốt nhất nên tiêm khi mới mua gà giống ở chợ về...

Nhiều bà con có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn rừng đúc kết rằng: Gà ta vốn khỏe mạnh hơn gà công nghiệp và khi được chăn thả theo mô hình tự nhiên bán hoang dã, chúng sẽ tự điều chỉnh để thích nghi, hòa nhập và chống chọi với dịch bệnh, vì vậy gà thả vườn ít bị dịch bệnh hơn nuôi gà công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu hồ tiêu tạo đột phá trong chế biến Xuất khẩu hồ tiêu tạo đột phá trong chế biến

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.

29/06/2015
Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

29/06/2015
Vượt khó sản xuất hè thu Vượt khó sản xuất hè thu

Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.

29/06/2015
Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

29/06/2015
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

29/06/2015