Nuôi Gà Sinh Học, Tăng Thu Nhập Gia Đình

“Tôi vẫn nhớ những tháng ngày lận đận trước đây. Khi đó, nhà nghèo, con nhỏ nên gia đình luôn chịu cảnh thiếu trước, hụt sau…”. Đó là lời nói chân tình của anh Nguyễn Văn Phước - chủ trại nuôi gà sinh học thả vườn ở ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre).
Kết hôn năm 1990, vợ chồng anh Phước sống bằng nghề nông, canh tác 2,8 công đất vườn tạp và làm thuê. Sau khi có con, kinh tế gặp nhiều khó khăn, hộ anh được xếp là hộ nghèo tại địa phương trong nhiều năm liền. Anh thường tìm đến bạn bè học hỏi kinh nghiệm làm ăn với mong muốn tìm cơ hội thoát nghèo. Năm 2009, sau khi được tham dự lớp tập huấn ngắn hạn về chăn nuôi gà sinh học thả vườn do Hội Nông dân xã kết hợp với ngành chức năng tổ chức, anh Phước mua 200 con gà giống về nuôi thử nghiệm. Nhờ khéo chăm sóc nên đàn gà của anh phát triển tốt, bán ra thu lãi khá cao. Phấn khởi, anh tiếp tục đầu tư, mua gà giống với số lượng nhiều hơn và chia gà ra nhiều lứa (đàn), xây dựng chuồng trại lớn hơn. Kết quả, sau mỗi đợt xuất chuồng, anh thu lãi từ 8 - 20 triệu đồng/lứa (5 - 6 lứa/năm). Năm 2010, hộ anh Nguyễn Văn Phước được xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo. Sau đó, mô hình nuôi gà sinh học thả vườn của anh Phước đã được nhiều nông dân trong xã học tập. Đặc biệt, trong dịp Tết
Nguyên đán Quý Tỵ, anh Phước xuất bán 2 lứa gà, với 1.400 kg (khoảng 1.000 con), giá bán 100 ngàn đồng/kg, thu lãi trên 70 triệu đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Phước chia sẻ: Tôi chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở bè bạn, tài liệu và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Trong đó, quan trọng nhất là thực hiện đúng 4 chuyên cần: về con giống, phải tốt, khỏe mạnh; về thuốc phòng ngừa bệnh, phải cơ bản và đúng liều lượng; về chuồng trại, phải đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh môi trường; về thức ăn và nước uống, phải đầy đủ, phù hợp, không thừa mà cũng không thiếu. Theo anh Phước, mỗi con gà từ lúc sơ sinh cho đến khi trưởng thành xuất chuồng (đạt trọng lượng bình quân từ 1,2 kg đến 1,4 kg) tiêu tốn khoảng 4,5 kg thức ăn (khoảng 52.000 đồng), người chăn nuôi bao giờ cũng có lãi. Hiện tại, nhờ nuôi gà sinh học thả vườn, gia đình anh Phước đã trở nên khấm khá, nuôi hai người con học đại học và xây dựng được nhà cửa khang trang.
Ông Mai Chiến Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Khánh cho biết: “Anh Phước là người chí thú làm ăn, quyết tâm phấn đấu làm giàu. Tại xã, anh thường giúp đỡ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi gà và tích cực đóng góp các công trình phúc lợi địa phương. Tháng 2-2013, xã Phú Khánh vừa thành lập Tổ liên kết sản xuất gà sinh học thả vườn, có 13 hộ chăn nuôi và do anh Phước làm Tổ trưởng”.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Ninh để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Nhìn thấy lợi nhuận thu được từ các hộ nuôi tôm hùm thời gian qua, từ đầu năm đến nay nhiều người dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đua nhau đầu tư tiền tỷ để mua vật liệu làm bè và mua tôm giống thả nuôi với hy vọng đổi đời.
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.