Nuôi Gà Siêu Trứng, Thu 1 Vạn Quả Mỗi Ngày

Với trang trại nuôi gà siêu trứng hơn 10.000 con, mỗi năm chị Nguyễn Thanh (xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) thu 500 triệu đồng, và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trong xã.
Khi chúng tôi đến thăm trang trại của chị Thanh cũng là lúc một thương lái ở Hưng Yên đánh ô tô tải đến mua trứng gà với đơn đặt hàng gần 3 vạn quả. Thấy khách đến chơi, chị vào nhà. Vừa pha trà mời khách, chị vừa nhẩm tính: “Mỗi sáng mới mở mắt, trang trại của tôi cho ra lò khoảng 1 vạn quả trứng. Tính ra, mỗi tháng tiền bán trứng gà gần trăm triệu đồng, trừ chi phí lời 20 triệu đồng”.
Chị Thanh kể, trước khi đến với nghề nuôi gà đẻ trứng, chị bán hàng tạp hóa. Làm vài năm, tích cóp được số vốn kha khá, chị đến các trang trại chăn nuôi nổi tiếng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình để tham quan, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Chị thấy nuôi gà siêu đẻ trứng theo hướng công nghiệp của một trang trại ở Hà Nội là phù hợp với điều kiện địa phương và quyết định dồn hết toàn số tiền tích cóp xây dựng trang trại nuôi gà siêu đẻ trứng. Các dãy nhà nuôi gà được làm khép kín, gà nuôi trong lồng bằng kẽm, không tiếp xúc với mặt đất để tránh các mầm gây bệnh dịch. Mùa hè có quạt mát, mùa đông có lò sưởi ấm.
Lứa đầu tiên, chị nuôi 10.000 con, mỗi ngày thu về khoảng 8.000 quả trứng. “Sau 10 ngày, toàn bộ nhà tôi đều ngập trong trứng gà. Hồi ấy, tôi phát hoảng vì trứng quá nhiều, thương lái không mua hết” - chị Thanh kể. Lúc đó, chị lại phải chạy khắp nơi tìm đầu ra cho trứng. Nhờ các mối kinh doanh cũ, chị đem trứng gà đến các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, nhà hàng… để giới thiệu. Ngay năm đầu tiên nuôi gà đẻ trứng, trừ mọi chi phí, chị thu lời hơn 200 triệu đồng. Thấy lợi nhuận cao, chị tiếp tục mở rộng trang trại, tăng số lượng đàn gà.
Đến nay, trang trại của chị thường xuyên có hơn 10.000 con gà. Mỗi ngày tôi thu khoảng 10.000 quả trứng. Riêng năm 2011, trừ hết chi phí lãi hơn 500 triệu đồng. Trang trại đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 6 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.

Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.