Nuôi Gà Siêu Trứng, Thu 1 Vạn Quả Mỗi Ngày

Với trang trại nuôi gà siêu trứng hơn 10.000 con, mỗi năm chị Nguyễn Thanh (xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) thu 500 triệu đồng, và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trong xã.
Khi chúng tôi đến thăm trang trại của chị Thanh cũng là lúc một thương lái ở Hưng Yên đánh ô tô tải đến mua trứng gà với đơn đặt hàng gần 3 vạn quả. Thấy khách đến chơi, chị vào nhà. Vừa pha trà mời khách, chị vừa nhẩm tính: “Mỗi sáng mới mở mắt, trang trại của tôi cho ra lò khoảng 1 vạn quả trứng. Tính ra, mỗi tháng tiền bán trứng gà gần trăm triệu đồng, trừ chi phí lời 20 triệu đồng”.
Chị Thanh kể, trước khi đến với nghề nuôi gà đẻ trứng, chị bán hàng tạp hóa. Làm vài năm, tích cóp được số vốn kha khá, chị đến các trang trại chăn nuôi nổi tiếng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình để tham quan, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Chị thấy nuôi gà siêu đẻ trứng theo hướng công nghiệp của một trang trại ở Hà Nội là phù hợp với điều kiện địa phương và quyết định dồn hết toàn số tiền tích cóp xây dựng trang trại nuôi gà siêu đẻ trứng. Các dãy nhà nuôi gà được làm khép kín, gà nuôi trong lồng bằng kẽm, không tiếp xúc với mặt đất để tránh các mầm gây bệnh dịch. Mùa hè có quạt mát, mùa đông có lò sưởi ấm.
Lứa đầu tiên, chị nuôi 10.000 con, mỗi ngày thu về khoảng 8.000 quả trứng. “Sau 10 ngày, toàn bộ nhà tôi đều ngập trong trứng gà. Hồi ấy, tôi phát hoảng vì trứng quá nhiều, thương lái không mua hết” - chị Thanh kể. Lúc đó, chị lại phải chạy khắp nơi tìm đầu ra cho trứng. Nhờ các mối kinh doanh cũ, chị đem trứng gà đến các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, nhà hàng… để giới thiệu. Ngay năm đầu tiên nuôi gà đẻ trứng, trừ mọi chi phí, chị thu lời hơn 200 triệu đồng. Thấy lợi nhuận cao, chị tiếp tục mở rộng trang trại, tăng số lượng đàn gà.
Đến nay, trang trại của chị thường xuyên có hơn 10.000 con gà. Mỗi ngày tôi thu khoảng 10.000 quả trứng. Riêng năm 2011, trừ hết chi phí lãi hơn 500 triệu đồng. Trang trại đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 6 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.

Với nhiều cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống... ngành Nông nghiệp Quản Bạ đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Kết thúc năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện, nhất là trong triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình khảo nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. Thành công đó đến từ nỗ lực lớn của 26 cán bộ, nhân viên Trung tâm với trách nhiệm cao, tạo thêm nhiều giống mới trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.