Nuôi Gà Siêu Trứng

Năm 2014, Trạm Khuyến nông TP Vinh (Nghệ An) đã chuyển giao thành công mô hình nuôi gà siêu trứng Ai Cập lai (AVGA) trên đệm lót sinh học.
Gà AVGA (gà lai có 3/4 máu Ai Cập và 1/4 máu VCN-G15), trứng có kích thước vừa phải, tỷ lệ lòng đỏ cao, đặc biệt màu sắc trứng (trắng) hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở KH-CN Nghệ An, Trạm Khuyến nông TP Vinh kết hợp với UBND xã Nghi Đức xây dựng mô hình trên gồm 2 hộ dân tham gia với quy mô 500 con. Các hộ được hỗ trợ 40% tiền mua gà giống, 40% tiền thức ăn, vắc xin, thuốc thú y.
Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.
Ngoài sản phẩm trứng, hộ nuôi còn bán gà thịt khi kết thúc khai thác trứng. Hiệu quả kinh tế của mô hình ước tính như sau: Sau 1 năm nuôi 1 con gà cho lãi thuần 176.660 đ, tỷ lệ sống đến xuất bán loại thải đạt 95%. Năng suất trứng gà AVGA đạt 230 quả/mái/năm.
Như vậy, tổng thu cho cả mô hình gồm 500 con (trong đó gà trống 50 con), chỉ tính 450 con (95% tỷ lệ nuôi sống) x 176.660 đ = 75.522.150 đ (lãi thuần).
Mô hình thành công nhờ đàn gà nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, xét nghiệm máu trước khi nhập chuồng và trong quá trình nuôi, gà được bổ sung các loại vitamin C, glueco vào thức ăn, theo định kỳ từ 1 - 2 tháng/lần.
Môi trường nuôi đảm bảo an toàn, phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Công tác tiêu độc, khử trùng bên ngoài chuồng trại luôn được thực hiện định kỳ từ 5 - 7 ngày/lần.
Đặc biệt trong quá trình hộ nuôi được sử dụng chế phẩm men BALASA N01: Cứ 1 kg chế phẩm trộn đều với 3 kg bột ngô với 1,2 lít nước ấm cho vào thùng và ủ trong 1 - 2 ngày, số lượng này dùng trên 50 m2 nền chuồng nuôi.
Ngoài ra, chủ hộ còn chia sẻ thêm, nuôi đệm lót sinh học thì các bệnh về đường hô hấp không thấy biểu hiện, gà tăng trọng nhanh, đồng đều cao, môi trường không còn mùi hôi thối.
Có thể bạn quan tâm

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.