Nuôi Gà Sao

Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.
Vì vậy, giá gà sao luôn luôn cao hơn các loại gà khác. Nuôi nó không khó. Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng nuôi được gà sao vì nó có những đặc tính khác các loại gà nuôi khác.
Điều đầu tiên phải lưu ý bà con là đặc tính thích kêu của gà sao. Bọn này rất ồn ào. Nó không ngủ ban ngày như các loài gà khác. Nó vận động liên tục và luôn luôn kêu. Vì vậy, ta không nên bố trí nuôi gà sao trong hoặc gần nơi dân cư. Phải tìm một chỗ xa xa, trên gò đồi hoặc ở ngoài làng mới nên xây trại nuôi gà sao.
Điều thứ hai cần lưu ý là lũ gà này bay rất giỏi. Nó có thể bay cao lên tới 10m. Vì vậy, khu nuôi chúng phải có lưới chắn bên trên hoặc cắt bớt cánh của chúng đi. Gà sao rất khó phân biệt trống mái. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, nó giống hệt nhau về ngoại hình.
Nhìn đàn gà sao, ta không thể biết được đâu là con trống, đâu là con mái. Nó chỉ khác nhau ở tiếng kêu: Con trống kêu 1 tiếng, con mái kêu 2 tiếng. Gà sao rất nhút nhát và dễ hoảng loạn. Hễ có tiếng động mạnh hoặc người lạ xuất hiện là chúng bỏ chạy hỗn loạn, vừa chạy vừa kêu rầm trời.
Ban đêm chúng càng cảnh giác. Nếu không có đèn là nhiều khi có một tín hiệu lạ là chúng hét lên và chạy chồng đống lên nhau. Tính bầy đàn của nó rất cao.
Gà sao rất thích tắm nắng. Khoảng 9-11 giờ trưa hoặc 3-4 giờ chiều, chúng thường kéo ra tắm nắng. Mỗi con bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình vào đó. Nó vùi cát lên người rồi nằm phơi nắng say sưa. Cần lưu ý, nó hay mổ các vật lạ. Những sợi dây nylon, que nhỏ, cát, đá nhỏ, đinh con… nó thường mổ luôn, gây tổn thương.
Vì vậy, trong chỗ nuôi cần dọn sạch sẽ, tránh để vương vãi những vật lạ.Ta không cần làm chuồng kiên cố, chủ yếu là chỗ để tránh mưa, tránh nắng cho chúng. Bên trong, ta bắc thêm một số thanh ngang để gà đậu. Nên bố trí sân chơi rộng rãi.
Gà sao rất thích vận động. Phải có lưới che bên trên để tránh gà bay ra. Thức ăn cho gà sao giống như thức ăn cho các loại gà khác. Thậm chí, sau một tháng là ta có thể chỉ cho chúng ăn cám gạo, rau, bèo, ngô xay… là cũng được rồi. Nên tổ chức nuôi gà sao theo hình thức bán công nghiệp thì phù hợp hơn với các tập tính của nó. Điều quan trọng nhất chính lại là nước uống.
Ta luôn lo đủ nước uống cho gà. Gà sao có thể nhịn đói nhưng không thể nhịn khát! Nước là yếu tố quan trọng nhất! Nuôi chúng khoảng 3 tháng là đạt được 1,3-1,4kg/con. Lúc này đã bán được rồi. Gà sao đẻ ít trứng hơn gà khác. Mỗi năm nó đẻ chừng 80-100 quả. Gà có thể tự ấp nhưng nuôi con kém. Vì vậy, khâu này ta nên hỗ trợ.
Ai có điều kiện nên nuôi gà sao!
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

Hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chăn nuôi gà tre theo mô hình an toàn sinh học cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi (TACN) được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.

Ngày 15-5, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi sở NN-PTNT các tỉnh ở miền Bắc và Trung bộ đề nghị phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng và thiệt hại cho đàn gia súc và gia cầm.