Ngành chăn nuôi nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa

Đó là ý kiến của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nói với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi tại một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi vào cuối tuần này tại TPHCM.
Ông Phát cho rằng, hiện nay, các viện trường trong cả nước đang nghiện cứu và cố gắng lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt nhưng để làm được việc này cần thêm nhiều thời gian.
“Trong khi chúng ta đang nghiên cứu, lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt thì hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới cũng đang làm điều tương tự. Để có một giống mới đạt yêu cầu mất rất nhiều thời gian, thay vì chờ đợi tại sao ta không nhập nhiều giống tốt cho người dân nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa”, ông Phát nói.
Ông Phát cũng cho biết thêm, mỗi năm, Chính phủ chi ra 50 tỉ đồng để các viện, trường phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa. “Tôi đã yêu cầu ngành chăn nuôi, thay vì dùng số tiền này để lưu giữ, phát triển các giống bản địa nên dùng số tiền này để nhập các giống gia cầm, gia súc chất lượng cao về lai tạo”, ông nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, trước đây, để giúp ngành chăn nuôi nâng cao chất lượng thịt, sữa, Việt Nam đã cho nhập những giống heo, trâu bò từ Ấn Độ, châu Âu về lai tạo nhằm tạo ra thế hệ giống lai có năng suất cao hơn. Song, sau nhiều năm, chất lượng con giống đã giảm đi đáng kể.
Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai - địa phương có tổng đàn heo lớn nhất cả nước - thường mua tinh heo đực từ Canada, Mỹ về giao phối để tạo ra những lứa heo lớn nhanh, có trọng lượng lớn.
Thậm chí, có những doanh nhân nhận thấy ngành kinh doanh tinh heo có nhiều cơ hội "ăn nên làm ra" nên đã qua Canada đầu tư mua lại một trang trại heo ở đây để nuôi heo lấy tinh nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Doanh nhân này cho biết sau khi mua trang trại ở Canada, ông sẽ tập trung nuôi heo đực để lấy tinh sau đó đưa về nhân giống ở một trang trại trong nước, rồi từ đó, bán heo giống cho người dân hoặc bán tinh trực tiếp cho các trang trại, hộ dân đang nuôi heo nái hiện nay. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ ở giai đoạn đầu nên ông đã từ chối nêu tên và nói chi tiết về dự án của mình.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

Nằm ngoài cánh đồng thôn Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh), Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu từ lâu đã được biết đến như một mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn chuyên nghiệp.

Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều hộ bỏ trống chuồng hoặc giảm đàn vì thua lỗ.

Hội Nông dân xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) vừa phối hợp với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cây cao su (CS) cho người dân trong xã. Tại hội thảo bà con nông dân đã được nghe trình bày về sản phẩm bảo hiểm cây CS, giới thiệu các sản phẩm phi nhân thọ; đồng thời được giải thích một số thắc mắc xoay quanh việc mua bảo hiểm CS.

Quảng Nam đã từng triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quy hoạch này đã bị phá vỡ. Nuôi tôm sú nước lợ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vẫn diễn ra tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Và hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững.