Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền

Sau 4 tháng nuôi, đàn gà đạt 1,8 – 2 kg/con, giá bán 57.000 – 80.000 đồng/kg; mỗi hộ nuôi 200 con có thể lãi 9 – 10 triệu đồng.
Mô hình nuôi gà ri lai ở xã Hùng Lô (TP.Việt Trì, Phú Thọ) bước đầu cho hiệu quả, có thể nhân ra trên diện rộng.
Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).
“Đây là giống là ri lai có sức để kháng rất tốt, chống chịu được bệnh tật, nhanh lớn, thịt ngon, nuôi trong 4 tháng, trọng lượng có thể đạt 1,8 – 2 kg/con” – ông Đức cho biết thêm. Ông Cao Văn Bền (khu 9) - một trong những hộ được nhận 200 con gà ri lai của dự án cho biết: “Giống gà này rất dễ nuôi, ăn khỏe, nhanh lớn, ít bệnh. Loại gà này rất nhạy cảm với thời tiết rét, còn vào mùa nóng như thế này không lo gì cả”.
Theo ông Nguyễn Tiến Thuật – Trưởng ban Kiểm soát HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hùng Lô, đa số các hộ nhận nuôi đều có trọng lượng gà mái đạt 1,5 – 1,7 kg/con, gà trống 1,8 – 2 kg/con, bán với giá 75.000 – 80.000 đồng/kg, một số hộ bán được giá 90.000 đồng/kg do đúng thời điểm giá gà tăng.
Theo tính toán, từ lúc nuôi cho đến khi xuất chuồng chi phí khoảng 70.000 – 78.000 đồng/con, với giá gà người dân bán đại trà 80.000 đồng/kg, trung bình mỗi con gà người dân lãi từ 40.000 – 80.000 đồng. Như vậy, nếu tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, mỗi hộ nuôi 200 con sẽ lãi ít nhất 8 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Dậu ở khu 4 cho biết: “Với diện tích chuồng trại của gia đình có thể nuôi được 400 – 500 con gà ri lai/lứa. Gà ri lai khỏe, mẫu mã đẹp, thịt ngon nên thương lái rất thích. Để mở rộng mô hình, thời điểm vào giống và xuất bán rất quan trọng. Nếu giá gà ổn định 70.000 – 75.000 đồng/kg, người chăn nuôi đảm bảo có lãi”.
Có thể bạn quan tâm

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Nhiều năm qua, nấm rơm trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần và quyết định bỏ nghề.

Khánh An là 1 trong 2 xã của huyện U Minh được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện đề án quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện chương trình, diện mạo của xã có nhiều thay đổi.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước sự tàn phá của các đối tượng sâu bệnh, dịch hại.

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.