Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Nòi Lai Thoát Nghèo

Nuôi Gà Nòi Lai Thoát Nghèo
Ngày đăng: 30/10/2012

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

 
Gia đình chị Huỳnh Thị Hằng thuộc diện hộ nghèo, chỉ có 4.000 m2 đất thả nuôi ít tôm - cua. Để có tiền nuôi 3 đứa con ăn học, vợ chồng chị làm lụng rất vất vả. Từ năm 2007 - 2010, mỗi ngày chị Hằng phải đẩy xe bán chè theo xóm khoảng 13 km. Khi sức khoẻ yếu đi, không thể đẩy xe bán chè được nữa, chị quyết định chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế gia đình. 
“Với diện tích khoảng 100 m2 đất vườn, tôi cất chuồng gà bằng lá dừa nước, bao lưới mành, nền rải trấu, xung quanh chuồng là khoảng đất trống để gà sưởi nắng”, chị Huỳnh Thị Hằng chia sẻ. 
Vụ nuôi gà nòi lai đầu tiên là vào năm 2011. Chị Hằng vay gần 3 triệu đồng từ nguồn Quỹ hùn vốn của Tổ phụ nữ ấp Tân Hoá thả nuôi 100 con gà nòi lai và đầu tư chuồng trại. Hằng ngày chị cho gà ăn no, chịu khó vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm gia cầm, tẩy giun theo định kỳ. Với cách chăm sóc như thế, qua 3 tháng nuôi, mỗi con gà nòi lai của gia đình chị Hằng có trọng lượng từ 1,3 - 1,6 kg. 
Thấy nuôi gà nòi lai có lời mà công chăm sóc lại ít, không đòi hỏi kỹ thuật cao, sau khi bán hết số gà đầu tiên, chị Hằng mạnh dạn mua 400 con gà nòi lai về thả nuôi. 
Chị Hằng tính toán: Một con gà nòi lai giống có giá từ 11.000 - 14.000 đồng. Để gà nòi lai đạt trọng lượng 1,3 - 1,6 kg khi xuất chuồng, tiêu tốn khoảng 45.000 đồng chi phí thức ăn. Với giá thị trường 72.000 đồng/kg gà thương phẩm, trừ hết chi phí đầu tư, mỗi con gà nòi lai bán ra, chị lời khoảng 50.000 đồng. 
Hiện tại, chị Hằng đang xuất bán đợt gà nòi lai thứ 3. Vì gà nòi lai chất lượng thịt ngon, chắc thịt nên đầu ra rất dễ dàng. Thị trường tiêu thụ gà nòi lai của gia đình chị là các quán điểm tâm, quán cơm và nhà hàng. 
Không chỉ chịu thương, chịu khó làm kinh tế, nhiệt tình với công tác hội, tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng ở địa phương và các phong trào của hội, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Tân Hoá Huỳnh Thị Hằng còn tần tảo nuôi 2 người con tốt nghiệp đại học. 
“Chị Hằng thực sự làm tấm gương để chị em phụ nữ học tập", Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Thành Nguyễn Thị Ngọc Thể nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa

“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…

02/08/2013
Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.

02/08/2013
Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao

Là một xã vùng biển bãi ngang, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Triệu Vân nằm trong vùng cát của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), do đó canh tác nông nghiệp khó khăn và nguồn nước tưới không đảm bảo. Nguồn thu nhập từ biển của ngư dân Triệu Vân không nhiều lắm do chủ yếu đánh bắt ven bờ

02/08/2013
Tăng Cường Quản Lý Nuôi Chim Yến Tăng Cường Quản Lý Nuôi Chim Yến

Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.

02/08/2013
Những Tiền Đề Bảo Đảm Năng Suất Lúa Mùa Những Tiền Đề Bảo Đảm Năng Suất Lúa Mùa

Ngay sau khi kết thúc gieo cấy hơn 36.000 ha lúa mùa, những ngày này nông dân các địa phương bắt tay ngay chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh giúp lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tạo tiền đề quan trọng đạt năng suất, sản lượng đề ra.

02/08/2013