Nuôi Gà Nòi Lai Thoát Nghèo

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.
Gia đình chị Huỳnh Thị Hằng thuộc diện hộ nghèo, chỉ có 4.000 m2 đất thả nuôi ít tôm - cua. Để có tiền nuôi 3 đứa con ăn học, vợ chồng chị làm lụng rất vất vả. Từ năm 2007 - 2010, mỗi ngày chị Hằng phải đẩy xe bán chè theo xóm khoảng 13 km. Khi sức khoẻ yếu đi, không thể đẩy xe bán chè được nữa, chị quyết định chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế gia đình.
“Với diện tích khoảng 100 m2 đất vườn, tôi cất chuồng gà bằng lá dừa nước, bao lưới mành, nền rải trấu, xung quanh chuồng là khoảng đất trống để gà sưởi nắng”, chị Huỳnh Thị Hằng chia sẻ.
Vụ nuôi gà nòi lai đầu tiên là vào năm 2011. Chị Hằng vay gần 3 triệu đồng từ nguồn Quỹ hùn vốn của Tổ phụ nữ ấp Tân Hoá thả nuôi 100 con gà nòi lai và đầu tư chuồng trại. Hằng ngày chị cho gà ăn no, chịu khó vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm gia cầm, tẩy giun theo định kỳ. Với cách chăm sóc như thế, qua 3 tháng nuôi, mỗi con gà nòi lai của gia đình chị Hằng có trọng lượng từ 1,3 - 1,6 kg.
Thấy nuôi gà nòi lai có lời mà công chăm sóc lại ít, không đòi hỏi kỹ thuật cao, sau khi bán hết số gà đầu tiên, chị Hằng mạnh dạn mua 400 con gà nòi lai về thả nuôi.
Chị Hằng tính toán: Một con gà nòi lai giống có giá từ 11.000 - 14.000 đồng. Để gà nòi lai đạt trọng lượng 1,3 - 1,6 kg khi xuất chuồng, tiêu tốn khoảng 45.000 đồng chi phí thức ăn. Với giá thị trường 72.000 đồng/kg gà thương phẩm, trừ hết chi phí đầu tư, mỗi con gà nòi lai bán ra, chị lời khoảng 50.000 đồng.
Hiện tại, chị Hằng đang xuất bán đợt gà nòi lai thứ 3. Vì gà nòi lai chất lượng thịt ngon, chắc thịt nên đầu ra rất dễ dàng. Thị trường tiêu thụ gà nòi lai của gia đình chị là các quán điểm tâm, quán cơm và nhà hàng.
Không chỉ chịu thương, chịu khó làm kinh tế, nhiệt tình với công tác hội, tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng ở địa phương và các phong trào của hội, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Tân Hoá Huỳnh Thị Hằng còn tần tảo nuôi 2 người con tốt nghiệp đại học.
“Chị Hằng thực sự làm tấm gương để chị em phụ nữ học tập", Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Thành Nguyễn Thị Ngọc Thể nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).