Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Từ cơm không đủ no, giờ đây chị Kăn Nhung ở thôn Ka Cú, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đã có cơ ngơi khang trang với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.
Theo chị Nhung, nhiều lúc vợ chồng định bỏ nhà đi tìm nơi ở mới. Có khi muốn về thành phố làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học. Tuy nhiên, bàn đi tính lại, vợ chồng chị quyết định vay mượn gia đình, người thân cùng sự giúp đỡ của Hội nông dân xã hỗ trợ vốn ban đầu xây chuồng trại, mua đôi lợn giống về nuôi. Ngày ngày, chị cần mẫn khai khẩn đất đai, trồng rau, khoai, sắn, lặn lội đi hái rau rừng về chăm đôi lợn.
Trời không phụ công người, đôi lợn của chị lớn rất nhanh. Sau 4 tháng nuôi, chị xuất chuồng bán được 3,5 triệu đồng. “Nói thật cả đời mình chưa từng cầm số tiền nhiều như vậy. Lúc cân lợn lấy tiền mà tay vẫn cứ run” - chị Kăn Nhung nhớ lại.
Có tiền, vợ chồng chị mua thêm lợn giống về nuôi. Chị còn vay thêm 30 triệu đồng tăng quy mô đàn lợn. Ngoài ra, chị nuôi thêm gà, vịt và nấu rượu vừa để bán, vừa để nuôi lợn.
Chỉ vào những con lợn béo núc ních, chị Kăng Nhung bấm đốt tay nhẩm tính, mỗi năm xuất 3 lứa lợn chị đã có gần 100 triệu đồng; gần 400 con gà, vịt kiếm chừng 10 triệu đồng một năm.
Từ không có một sào đất, đến nay vợ chồng chị đã khai hoang được 3ha đất đồi để trồng sắn xen khoai lang vừa làm thức ăn cho lợn, gà, vừa cho thu nhập 7 triệu đồng mỗi năm.
Chí thú làm ăn, từ đôi bàn tay trắng, giờ đây vợ chồng Kăn Nhung đã có cơ ngơi khang trang. Quanh ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của chị là một vườn cây ăn trái cam, quýt, xoài… trĩu quả cho chị thu nhập gần 10 triệu đồng mỗi năm. Hai con chị cũng được đến trường (con lớn học lớp 5, con nhỏ học lớp 1).
Ông Lê Ngọc Hòa- Chủ tịch Hội ND xã Hồng Vân khẳng định: “Vợ chồng Kăn Nhung tuy còn trẻ nhưng là gia đình có kinh tế vững chãi trên vùng cao A Lưới này”.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt trên 4 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác ước đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 4,6%, sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.

Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.

Mặc dù có những bước phát triển tích cực trong khai thác thủy sản, song ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng số lượng lớn tàu cá công suất nhỏ và cả tàu cá công suất lớn tập trung khai thác thủy sản trái phép ở vùng ven bờ, sử dụng các ngư cụ, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, môi trường bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.

Mỗi lứa, gia đình anh Trần Văn Thơ, ở xóm Cổ Rùa, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) nuôi từ 6.000 đến 8.000 con gà, nguồn giống được lấy từ các trại sản xuất, kinh doanh giống trong tỉnh Thái Nguyên.