Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm
Ngày đăng: 11/08/2014

Từ cơm không đủ no, giờ đây chị Kăn Nhung ở thôn Ka Cú, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đã có cơ ngơi khang trang với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Theo chị Nhung, nhiều lúc vợ chồng định bỏ nhà đi tìm nơi ở mới. Có khi muốn về thành phố làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học. Tuy nhiên, bàn đi tính lại, vợ chồng chị quyết định vay mượn gia đình, người thân cùng sự giúp đỡ của Hội nông dân xã hỗ trợ vốn ban đầu xây chuồng trại, mua đôi lợn giống về nuôi. Ngày ngày, chị cần mẫn khai khẩn đất đai, trồng rau, khoai, sắn, lặn lội đi hái rau rừng về chăm đôi lợn.

Trời không phụ công người, đôi lợn của chị lớn rất nhanh. Sau 4 tháng nuôi, chị xuất chuồng bán được 3,5 triệu đồng. “Nói thật cả đời mình chưa từng cầm số tiền nhiều như vậy. Lúc cân lợn lấy tiền mà tay vẫn cứ run” - chị Kăn Nhung nhớ lại.

Có tiền, vợ chồng chị mua thêm lợn giống về nuôi. Chị còn vay thêm 30 triệu đồng tăng quy mô đàn lợn. Ngoài ra, chị nuôi thêm gà, vịt và nấu rượu vừa để bán, vừa để nuôi lợn.

Chỉ vào những con lợn béo núc ních, chị Kăng Nhung bấm đốt tay nhẩm tính, mỗi năm xuất 3 lứa lợn chị đã có gần 100 triệu đồng; gần 400 con gà, vịt kiếm chừng 10 triệu đồng một năm.

Từ không có một sào đất, đến nay vợ chồng chị đã khai hoang được 3ha đất đồi để trồng sắn xen khoai lang vừa làm thức ăn cho lợn, gà, vừa cho thu nhập 7 triệu đồng mỗi năm.

Chí thú làm ăn, từ đôi bàn tay trắng, giờ đây vợ chồng Kăn Nhung đã có cơ ngơi khang trang. Quanh ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của chị là một vườn cây ăn trái cam, quýt, xoài… trĩu quả cho chị thu nhập gần 10 triệu đồng mỗi năm. Hai con chị cũng được đến trường (con lớn học lớp 5, con nhỏ học lớp 1).

Ông Lê Ngọc Hòa- Chủ tịch Hội ND xã Hồng Vân khẳng định: “Vợ chồng Kăn Nhung tuy còn trẻ nhưng là gia đình có kinh tế vững chãi trên vùng cao A Lưới này”.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Trồng Măng Cụt Trái Vụ Cho Thu Nhập Cao Khánh Hòa Trồng Măng Cụt Trái Vụ Cho Thu Nhập Cao

Tại huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã có nhiều hộ đầu tư trồng cây măng cụt, số hộ trồng loại cây này không ngừng tăng lên theo từng năm. Việc trồng ồ ạt làm cho giá thành giảm, các thương lái ép giá dẫn tới người trồng ít có lãi hoặc bị lỗ. Chính vì vậy cần có những cách làm hay, hiệu quả để đem lại kinh tế ổn định lâu dài cho nông dân.

04/08/2014
Trái Xay Rừng Vào Vụ Thu Hoạch Trái Xay Rừng Vào Vụ Thu Hoạch

Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch.

21/07/2014
Thủy Sản Đối Mặt Nhiều Rào Cản Phi Thuế Quan Thủy Sản Đối Mặt Nhiều Rào Cản Phi Thuế Quan

Thị trường EU có hệ thống kiểm tra chứng nhận thủy sản khai thác tự nhiên có khai báo, có kiểm soát (loại rào cản TBT); Hoa Kỳ: Luật hiện đại hóa thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT), Luật trang trại (loại rào cản SPS), điều tra chống bán phá giá cá tra có nguy cơ lặp lại...

21/07/2014
Trồng Mít Sạch Trồng Mít Sạch

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào nhưng vườn mít của ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

04/08/2014
Trà Vinh Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Thủy Sản Tập Trung Trà Vinh Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Thủy Sản Tập Trung

Trước tình trạng chất lượng con tôm giống chưa được kiểm soát tốt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai chương trình quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020.

21/07/2014