Nuôi Gà Ji DABACO

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.
Anh Nguyễn Văn Trường vốn là thế hệ con em của cán bộ nông trường Bố Hạ ngày trước, là người đã và đang tích cực nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải. Cuối năm 2009, anh nuôi thử nghiệm lứa đầu giống gà màu Ji DABACO của xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ thuộc công ty CP DABACO Việt Nam.
Với 1.000 con gà giống anh Trường nuôi trên diện tích 2.500m2 vườn vải theo quy trình hướng dẫn của xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ. Tháng đầu nuôi trong nhà úm, do gà đã được xí nghiệp tiêm vacxin Marek nên gia đình chỉ còn phải dùng vacxin Lasota lúc 5 ngày tuổi, Gumboro lúc 7 và 14 ngày tuổi, H5N1 lúc 20 ngày tuổi, đến 35 ngày tuổi gà được tiêm vacxin Niucátxơn hệ 1, sau đó được thả nuôi dưới tán cây vải. Tháng đầu anh cho gà ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đến tháng thứ 2 anh dùng ngô trộn với thức ăn đậm đặc. Gà nuôi được 100 ngày thì xuất bán. Anh Trường hạch toán: Tiền giống 6,5 triệu, tiền thuốc thú y 5 triệu, tiền thức ăn 45 triệu, chi khác (điện, trấu... 1 triệu), tổng chi là 57,5 triệu. Tiền bán gà được 78 triệu đồng, tiền lãi bao gồm cả công của gia đình là 20,5 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Trường nhận xét: Giống gà Ji DABACO dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, màu lông khi xuất bán hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong khi giá gà công nghiệp trắng bán được 22.000 - 25.000đ/kg thì gà Ji DABACO bán được 45.000đ/kg. Ý định thời gian tới anh Trường sẽ dùng 2 ha vườn vải của gia đình chia làm 3 lô, mỗi lô 7.000m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi gà Ji DABACO nhằm nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.