Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Đông Tảo Lai

Nuôi Gà Đông Tảo Lai
Ngày đăng: 26/04/2013

Kìm chế tính hiếu chiến cho gà

Khác với những loại gà phổ thông, trên thị trường cao cấp ở phía Bắc hiện nay có hai giống gà thịt rất đắt là gà Hồ (Bắc Ninh) và Đông Tảo (Hưng Yên). Gà Hồ khả năng sinh sản kém, tốc tăng trưởng chậm (nuôi 1 - 1,5 năm khi nặng tới 4 - 5 kg giết mổ mới đạt tiêu chuẩn), giá bán mỗi kg 300.000 - 400.000đ mà cũng phải đặt trước cả tháng.

Gà Đông Tảo thuần cũng cả triệu đồng một con vì chậm lớn, sinh sản kém (mỗi chu kỳ chỉ đẻ 9 - 10 quả, tính ấp bóng cao, tỷ lệ phôi kém, giá gà con 150.000 đ/1 ngày tuổi). Điều đặc biệt là giống gà Đông Tảo thuần cực hiếu chiến, nhốt chung chuồng chúng đánh nhau suốt ngày. Đánh đến trụi lông, mù mắt. Đánh đến loét thịt, trợt da. Đánh đến khi con nào có vết thương là cả đàn xông vào thi nhau mổ đến chết, dứt ruột ra ăn.

Chính vì thế, gần đây ở Hưng Yên xuất hiện xu hướng nuôi gà Đông Tảo lai. Loại này ít đánh nhau, khả năng sinh sản tốt (mỗi chu kỳ 14 - 16 trứng), giá giống rẻ (15.000 - 20.000 đ/con) và nhất là tốc độ tăng trọng nhanh, 20 tuần tuổi đạt 2,5 kg. Khác với đặc điểm điển hình của gà Đông Tảo thuần có cặp chân xù xì to gần bằng cổ tay người, gà lai chân cao, nhỏ không có vảy xù nhưng thịt ăn ngon không kém với khổ thịt cực dày. Loại gà này là sản phẩm lai của nhiều thế hệ gà Đông Tảo thuần với một số giống gà địa phương rồi được bà con chọn lọc, giữ giống.

Để đảm bảo chất lượng giống, Trung tâm đã mời Chi cục Thú y tỉnh tiến hành kiểm tra, bình tuyển, lựa chọn cơ sở cung cấp giống kỹ càng. Chuồng trại trước khi vào giống cũng được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng nước vôi hoặc chất sát trùng. Gà được tiêm vắc xin đầy đủ, thường xuyên giám sát dịch bệnh, được cung cấp ăn thức ăn đúng khẩu phần dinh dưỡng nên sinh trưởng, phát triển tốt với tỉ lệ sống đạt 86%. Tính trung bình 1 con gà khi bán đạt trọng lượng 2,57 kg, tiêu tốn 3,7 kg thức ăn. Với giá 95.000 đ/kg trung bình mỗi con gà sau 22 tuần đem lại cho người chăn nuôi khoản lãi 93.000 đ.

Nông dân Nguyễn Tiến Đài ở xã An Vĩ, huyện Khoái Châu trước đây làm lái xe ôm ở Hà Nội, sau thấy đời sống bấp bênh, mạo hiểm quá mới về quê chăn gà. Lúc đầu anh nuôi gà giống Tam Hoàng nhưng không cho hiệu quả mấy nên giờ chỉ chuyên tâm vào loại gà lai Đông Tảo với hình thức nuôi thả vườn, mỗi lứa từ vài trăm đến cả ngàn con.

Gà Đông Tảo lai dễ nuôi, kháng bệnh tốt, lớn nhanh hơn (6 tháng đã trưởng thành trong khi gà thuần mất 9 tháng đến 1 năm). Kinh nghiệm của anh Đài cho thấy mùa rét nuôi gà lai Đông Tảo phải cẩn trọng hơn nhiều giống gà khác vì loại này này ít lông, chống chịu kém, chuồng trại cần quây bạt, sưởi ấm tốt.

Tuy đã là giống lai, bớt hiếu chiến hơn nhưng khi gà hơn 1 tháng tuổi chủ nuôi vẫn phải cắt một phần mỏ để chúng đỡ mổ nhau, chăm nhanh lớn hơn. Khẩu phần thức ăn cho đàn gà của anh Đài 1/3 công nghiệp, còn lại là ngô, thóc, cám gạo. Sau mỗi lứa xuất bán phải khử trùng, vệ sinh chuồng trại rồi để chừng 15 - 20 ngày mới nuôi tiếp đợt khác để phòng dịch bệnh. Trung bình anh Đài lãi 50 triệu cho 1 lứa nuôi 1.500 con.

Tiếp sức cho xu thế ấy, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã triển khai dự án: “Chăn nuôi gà thịt Đông Tảo lai an toàn sinh học” với mục đích quản lý được tình hình dịch bệnh, đem lại sự yên tâm cho người nông dân trong đầu tư. Dự án có quy mô 8.000 con, triển khai ở 7 huyện, thu hút 22 hộ tham gia, thành điểm trình diễn để nhân rộng ra toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa Hiệu Quả Mô Hình Canh Tác Mè Trên Nền Đất Lúa

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

22/08/2012
Cá Tra Lại Cần Gỡ Khó Cá Tra Lại Cần Gỡ Khó

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

26/08/2012
Nuôi Sò Huyết Dưới Kênh Cho Thu Nhập Cao Nuôi Sò Huyết Dưới Kênh Cho Thu Nhập Cao

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

26/08/2012
Nhiều Hộ Nông Dân Đã Trồng Hồ Tiêu Theo Hướng An Toàn, Hiệu Quả Nhiều Hộ Nông Dân Đã Trồng Hồ Tiêu Theo Hướng An Toàn, Hiệu Quả

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

17/06/2013
Người “Truyền Lửa” Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh) Người “Truyền Lửa” Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh)

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

15/04/2013