Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.
Điều này dẫn đến cảnh báo về việc tăng đàn, giảm đàn của hộ chăn nuôi đều phụ thuộc vào sự điều tiết con giống của các doanh nghiệp FDI, từ đó họ hoàn toàn có thể điều tiết được đầu ra, giá trứng trên thị trường.
Anh Cường, chủ trại chăn nuôi gà đẻ trứng tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây, giá trứng có chiều hướng tăng, cụ thể trứng lớn khoảng 2.050 đồng/quả, trứng trung khoảng 2.000 đồng/quả.
Với giá này, anh đã bắt đầu có lãi nên muốn đầu tư thêm con giống để tăng sản lượng đầu ra. Tuy nhiên, anh không thể tăng đàn vì nguồn giống anh lấy về hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mà công ty thì không cung cấp thêm.
Anh Phạm Văn Cường nói: “Tôi muốn bắt thêm con giống nhưng các đại lý của công ty lại nói rằng con giống ít. Không có giống chúng tôi phải chịu đợi thôi”.
Hiện nay tại huyện Thống Nhất, các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng đều phụ thuộc con giống vào các doanh nghiệp FDI như CP, Emivest… Nếu các công ty này ngừng cung cấp con giống thì người chăn nuôi chỉ biết treo chuồng và không thể tái đàn.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thống Nhất, trên 90% hộ hiện đang chăn nuôi gia công gà đẻ trứng cho các công ty FDI.
Đại diện Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, gần như các công ty nước ngoài đã hoàn toàn chủ động về chăn nuôi gà đẻ trứng của huyện, từ con giống đến thức ăn và cuối cùng là cả đầu ra.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Việc họ chủ động được con giống thì chắc chắn họ sẽ điều phối được khi nào cần bán con giống để có lời, họ sẽ chủ động tính giá và bắt người tiêu dùng chịu cái giá mà họ định ra”.
Điều này hoàn toàn có lý khi thời gian qua, giá trứng gà của một số doanh nghiệp FDI tăng giá và lý do được đưa ra là nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, người nông dân nếu không muốn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI thì cũng không thể tìm được con giống ở nơi nào khác để nuôi.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết thêm: “Chúng tôi thắc mắc tại sao các trung tâm giống của Việt Nam không có được những nguồn giống cung cấp cho người nông dân, mà phải chịu lệ thuộc tất cả vào các công ty nước ngoài. Đây là điều người ta có thể thâu tóm được ngành chăn nuôi và nông nghiệp của nước ta”.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, có tới 90% đàn gà giống do các công ty nước ngoài cung cấp. Việc nắm thị phần khống chế của các doanh nghiệp FDI khiến những lo ngại về nguồn cung hạn chế, thiếu nguồn gà đẻ trứng để tăng giá bán trứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu (XK) hàng nông sản qua các cửa khẩu ở Lào Cai hiện đang gặp không ít khó khăn mặc dù các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp (DN) hoạt động.

Dẫn nguồn từ số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục hải quan, Thời báo Ngân hàng cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh trong kỳ 2 tháng 8 (từ 16/8 – 31/8) so với kỳ 1 (từ 1 – 15/8), đạt gần 6,98 tỷ USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm lên hơn 97,23 tỷ USD.

Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), trong phiên đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo của NFA ngày 15/9, Thái Lan đã đưa ra mức giá thấp nhất để chào bán 300.000 tấn gạo với giá 475 USD/tấn, trong khi Việt Nam chào bán 400.000 tấn gạo với mức giá cao hơn là 479 USD/tấn.

Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam do mải "chạy đua" về thứ hạng xuất khẩu nên đã không chú ý đến nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, hạn chế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là chủ yếu xuất thô, chất lượng hàng hóa không đồng nhất khiến cho đối tác không tin tưởng và thường xuyên ép giá.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến nay, các địa phương đã thu hoạch được gần 41.000 ha cây trồng vụ hè thu, đạt gần 55% so với diện tích gieo trồng. Những địa phương có tiến độ thu hoạch nhanh như Chư Jút: 11.500 ha/15.970 ha, Krông Nô: 11.500 ha/16.778 ha…