Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn

Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn
Ngày đăng: 02/05/2014

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.

Tham gia nuôi gà chọi từ khi mô hình của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư được triển khai, chị Võ Kiều Hân, ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, đã thành công trên diện tích 15 m2. Chị Hân phấn khởi: “Chỉ với 15 m2, gia đình nuôi 100 con theo hình thức thả nối vụ, gà lớn rất nhanh”.

Chị Võ Hồng Tươi, ấp Trùm Thuật A nuôi số lượng 80 con gà chọi lai chỉ trên diện tích 4 m2, nhưng gà vẫn lớn với tốc độ nhanh và tỷ lệ sống đạt 100%.

Chị Tươi cho biết: “Lúc đầu thấy anh em nuôi trên diện tích chỉ vài mét vuông mà gà vẫn lớn nhanh, khi áp dụng nuôi được gần 2 tháng, tôi nhận thấy 4 m2 vẫn nuôi được. Nhiều người dân trong xóm thấy hiệu quả nên chuẩn bị làm theo”.

Gà chọi lai có thể sống ở mật độ dày, nếu người nuôi tiêm phòng đúng thời gian và liều lượng thì gà sinh trưởng và phát triển an toàn đến thu hoạch.

Cán bộ thú y xã, đồng thời là Bí thư Chi bộ ấp Trùm Thuật B Võ Việt Anh cho biết: “Qua 1 năm nuôi thí điểm trên diện tích nhỏ, gà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt là do sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Với mô hình này, nhiều hộ ít đất và chí thú làm ăn đang chuẩn bị làm theo để tăng thu nhập cho gia đình”.

Nếu so sánh thu nhập của các đối tượng trên cùng mật độ, diện tích thì thu nhập từ mô hình gà chọi lai mang lại là khá cao. Chị Võ Hồng Tươi nhận định: “Chỉ 1 tháng 25 ngày mà gà đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.

Hiện đầu ra đã có, thương lái đến mua tại nhà với giá khoảng 75.000-80.000 đồng/kg, còn đem bán chợ thì được 85.000 đồng/kg. Nếu bán hết số lượng gà hiện có, trừ chi phí, tôi còn lãi trên 4 triệu đồng”.

Trung bình 1 m2 chỉ sau trên dưới 2 tháng cho lợi nhuận trên 1 triệu đồng. Thu nhập như thế là quá cao. Nếu tính nguồn thu từ 30 hộ thực hiện mô hình hiện tại thì mỗi mét vuông thu về trên 5 triệu đồng/4 vụ nuôi.

Để giảm chi phí thức ăn, nhiều hộ nuôi gà chọi lai thực hiện cách ủ men cho gà ăn. Anh Võ Việt Anh chia sẻ: “Từ 7 kg cám gạo, 3 kg thức ăn, 10 lít nước sạch, 100 gram men vi sinh, ủ trong 24 giờ có thể cho gà ăn được. Thực hiện theo cách này từ 8 bao thức ăn/100 con gà giảm còn 5 bao thức ăn đến khi xuất bán, nhưng thời gian nuôi dài hơn 10 ngày so với cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp”.

Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi còn đón thời điểm các ghe biển cặp bến, mang gà ra chợ bán sẽ có giá cao hơn. Vào thời điểm dịch cúm gia cầm, giá gà giảm nhưng người nuôi gà chọi lai vẫn có lãi. Mô hình này càng khẳng định hiệu quả, cho thu nhập cao, dễ thực hiện. Ngoài 30 hộ đang nuôi và duy trì, có trên 30 hộ trong toàn xã đang chuẩn bị thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Hồ Minh Chiến cho biết: “Trước đây, nhiều mô hình được triển khai, có hộ không làm được, hộ làm được nhưng không cho hiệu quả ổn định như mô hình này.

Xã đang tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo, chỉ đạo hội nông dân, phụ nữ tận dụng vốn nhàn rỗi của hội để hướng dẫn hội viên thực hiện và nhân rộng, đặc biệt khuyến khích hộ ít đất, hộ nghèo chí thú làm ăn thực hiện mô hình này”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Ở Điệp Nông Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Ở Điệp Nông

Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tại xã Điệp Nông (Hưng Hà), mô hình này bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

08/09/2014
Hành Động Để Cứu Cá Tra Hành Động Để Cứu Cá Tra

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều nhà xuất khẩu. Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra không có vốn, không có nhà máy, hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.

08/09/2014
Nông Dân Trồng Bắp Không Có Hạt Được Bồi Thường 1 Triệu Đồng/sào Nông Dân Trồng Bắp Không Có Hạt Được Bồi Thường 1 Triệu Đồng/sào

Tin từ các hộ trồng bắp không có hạt, hoặc có nhưng thưa và rất ít tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Những hộ trồng giống bắp AG500 của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang do một đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã Châu Pha cung cấp trong vụ hè thu này sẽ được đơn vị cung ứng giống bắp bồi thường 1 triệu đồng/sào. Với mức bồi thường này, người trồng bắp đã được hỗ trợ một phần để tái sản xuất trong vụ tiếp theo.

08/09/2014
Hàu Nuôi Sông Hướng Đi Mới Ở Quảng Yên (Quảng Ninh) Hàu Nuôi Sông Hướng Đi Mới Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Với hơn 30km bờ biển, trên 12.000ha diện tích đất bãi bồi cửa sông, ven biển, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế thuỷ sản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Công ty CP Thuỷ sản Tân An đã mạnh dạn ứng dụng mô hình nuôi hàu cửa sông, mở ra một hướng đi mới.

09/09/2014
Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.

09/09/2014