Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Cao Và Bền Vững Với Môi Trường

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Trước đây, nông dân xã Yên Trạch chủ yếu chăn nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, thu nhập từ nghề chăn nuôi không cao, thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Khắc phục hạn chế trên, tháng 8/2012, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) đã xây dựng mô hình "Chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP" tại xã Yên Trạch với 9 hộ tham gia. Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con.
Trước khi tổ chức thực hiện, Hội Nông dân huyện, xã tiến hành lựa chọn hộ tham gia; đơn vị cung ứng giống gà, cung ứng một phần thức ăn chăn nuôi và tập huấn kỹ thuật. Nhờ đó, các hộ nắm vững kiến thức về an toàn sinh học; đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất, tạo ra sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường.
Các hộ tham gia phải có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu và tuân thủ quy trình kỹ thuật; thực hiện đúng những điều đã cam kết như: đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, thức ăn, nước uống; đảm bảo công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh đúng kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ gà sống khá cao, đạt trên 95%.
Gia đình anh Vi Minh Hoàng là một trong 9 hộ tham gia mô hình với 600 con gà giống Lương phượng. Anh cho biết: "Từ khi tham gia mô hình nuôi gà an toàn sinh học, tôi đã hiểu thêm nhiều kiến thức, cách chăm sóc theo từng giai đoạn để gà lớn nhanh; cách phòng các loại bệnh dịch gà thường mắc".
Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi như úm gà con, phun thuốc sát trùng, tiêm vắc-xin phòng ngừa đầy đủ các loại bệnh dịch nên tỷ lệ sống của đàn gà nhà anh Hoàng đạt 95%, trọng lượng trung bình 2,6 - 2,8 kg/con. Với giá bán khoảng 50.000 đồng/kg, ước tính gia đình anh thu trên 70 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 30 triệu đồng.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi gà an toàn sinh học nên nhiều hộ ở xã Yên Trạch đã áp dụng mô hình này. Chị Hà Thị Chín ở thôn Nà Thà cho biết: "Từ khi nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, gà lớn nhanh như thổi. Sau hơn 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng trên 2,5kg. Trước đây, nuôi theo cách cũ, gà chỉ nặng 1,6kg, tỷ lệ gà con chết khá cao".
Theo các hộ tham gia mô hình, nếu áp dụng đúng kỹ thuật thì việc nuôi gà tương đối dễ dàng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, do gà được nuôi nhốt tập trung nên chuồng nuôi không chiếm nhiều diện tích. Như vậy, trong một năm, có thể nuôi được 3 lứa, số lượng 400 - 600 con, mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Việc nuôi gà an toàn sinh học theo quy trình VietGAHP yêu cầu vốn ít, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình giúp người nuôi từ bỏ tập quán chăn nuôi cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh; giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có cơ hội thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (Ninh Bình) bằng cách riêng, đó là mỗi năm ban tặng vùng đất này chừng 120 ha đến 150 ha đất phù sa lấn biển. Trong mấy năm gần đây, nhờ hỗ trợ của các nguồn lực từ Nhà nước trong việc xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn đang có xu hướng phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sự đổi thay của mảnh đất vốn nghèo khó này.