Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Ác Đẻ Trứng

Nuôi Gà Ác Đẻ Trứng
Ngày đăng: 29/12/2014

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi gà ác được nhiều nông dân ở các xã Phú Kiết, Hòa Tịnh, Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phát triển mạnh

Đây là một hướng đi mới nhằm phát huy thế mạnh của địa phương trong việc phát triển kinh tế...
Trong khi mô hình nuôi gà ác thịt được các địa phương khác ưa chuộng thì nhiều nông dân ở Chợ Gạo lại nuôi theo hướng đẻ trứng. Sau nhiều năm loay hoay SX đủ thứ cây, con để kiếm kế sinh nhai, hộ ông Phan Văn Tiếu ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết đã gắn bó mới mô hình nuôi gà ác đẻ trứng.
Qua lời giới thiệu và dự lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông tỉnh, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi gà. Từ 200 con gà ác lúc ban đầu, sau 2 năm con số ấy đã tăng lên 4.000 con.
Hiện tại đàn gà ác của gia đình ông Tiếu được chia thành 2 khu riêng biệt, một nửa đang trong giai đoạn đẻ trứng, một nửa đang trong giai đoạn hậu bị. Trung bình mỗi ngày đàn gà cho thu hoạch từ 1.000 - 1.200 quả trứng.
Với giá bán trứng gà tươi thương lái mua tại nhà là 2.300 đồng/trứng, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình ông “bỏ túi” hơn 1 triệu đồng/ngày.
Ông Phan Văn Tiếu cho biết: “Sau 2 năm thực hiện mô hình gà ác đẻ trứng tôi nhận thấy đây là một mô hình phát triển kinh tế rất có hiệu quả. Con gà ác ăn không nhiều, nhưng lại đẻ rất khỏe. Một con gà ác nuôi chừng 5 tháng sẽ bắt đầu cho trứng, trong khi đó thời gian đẻ trứng kéo dài hơn 9 tháng.
Chi phí nuôi một con gà ác từ lúc nhỏ cho tới khi hết vòng đời đẻ trứng ước tính khoảng 120 nghìn đồng, tỉ lệ lợi nhuận thu được là 1:1. Tuy nhiên sau khi gà ác hết đẻ trứng có thể bán thịt ra thị trường với giá khoảng 60.000 đ/kg. Đây là một loại vật nuôi cho lợi nhuận gần như triệt để”.
Hiện nay, tình hình tiêu thụ trứng gà ác trên địa bàn khá thuận lợi. Nhiều thương lái uy tín tìm về tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn, bao tiêu sản phẩm.
Để thu mua độc quyền, nhiều thương lái còn đứng ra cho nông dân vay tiền, mở rộng SX với điều kiện cung cấp trứng gà cho họ, cam kết bao tiêu sản phẩm lâu dài.
Phấn khởi trước mô hình nuôi gà ác đẻ trứng, chị Phạm Thị Minh ở xã Hòa Tịnh mong muốn: “Chúng tôi mong sao được nhà nước tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, hạn chế bớt các thủ tục để người dân sớm tiếp cận được nguồn vốn mở rộng SX. Đồng thời có chính sách phát triển thị trường nếu người dân mở rộng chăn nuôi”.
Ông Lê Minh Khánh, Phó GĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: “Hiện nay tổng đàn gà ác trong tỉnh đạt khoảng 1 triệu con, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của con gà ác.
Trong thời gian tới, Sở sẽ định hướng, đẩy mạnh hơn nữa cho nông dân đưa gà ác vào trong chăn nuôi, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương”.
Việc nuôi con gà ác không khó, chủ yếu cần thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, thực hiện tiêu độc khử trùng thường xuyên để tránh các mầm bệnh xâm nhập, vệ sinh môi trường
Các hộ nuôi gà ở huyện Chợ Gạo chia sẻ thêm: Để gà đẻ liên tục, người nuôi nên sử dụng đèn vào buổi tối và chỉ cho gà ngủ khoảng 6 tiếng. Ban đêm cần tăng cường thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chuồng gà nên thiết kế nghiêng để gà không giữ được trứng. Phải thường xuyên thăm trứng, không để cho gà giữ trứng nếu không gà sẽ ấp và ngưng đẻ gần cả tuần.


Có thể bạn quan tâm

No Ấm Từ Đồng Đất Nha Húi No Ấm Từ Đồng Đất Nha Húi

Sáng sớm ngày 13-3, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Lương 51 tuổi tất bật vào mùa thu hoạch thuốc lá vàng sấy. Anh Lương là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu bảo đảm cuộc sống no ấm từ đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Anh vận động gia đình thi đua sản xuất giỏi tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013
Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.

29/07/2013
Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

29/07/2013
Trộm Bò Mang Bán Dạo Trộm Bò Mang Bán Dạo

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

23/07/2013
Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

29/07/2013