Nuôi Ếch Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Sinh ra trong gia đình nghèo đông anh em nên cậu bé Trực đành nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Lớn lên, lấy vợ, sinh con, cuộc sống của gia đình cũng chẳng khá khẩm gì. Ông Trực quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng việc nuôi gà công nghiệp, rồi nuôi chim cút, nhưng đều chịu thất bại đắng cay.
Ông Trực tâm sự: “Sau nhiều lần thất bại với gà công nghiệp, chim cút, kinh tế sa sút, nợ nần chồng chất. Cuộc sống lâm vào bế tắc, nhiều khi tôi muốn buông xuôi...”.
Nhưng dịp may đã đến với ông, đầu năm 2006, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh có mô hình thí điểm cho ND nuôi ếch thịt. Ông Trực được nhận 2.400 con ếch giống nuôi thương phẩm, sau đó nhận tiếp 10 cặp ếch giống bố mẹ.
“Khi vừa bắt tay vào nuôi ếch, tôi gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, ếch lại bệnh tật thường xuyên, tưởng chừng sẽ bỏ cuộc. May mắn là có sự giúp đỡ tận tình về quy trình kỹ thuật của các kỹ sư từ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh nên mọi khó khăn cũng qua dần”- ông Trực chia sẻ.
Sau 7 năm lặn lộn với con ếch, với diện tích 500m2 mặt nước, ông Trực xuất bán 3 tấn ếch thịt/năm, thu nhập trên 200 triệu đồng (giá bán từ 70.000-100.000 đồng/kg). Ngoài ra, ông còn xuất bán 10.000 con ếch giống/năm cho các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…
Theo ông Trực, ếch dễ nuôi, nguồn thức ăn dồi dào và dễ kiếm, diện tích nuôi nhỏ nhưng cho thu nhập cao, có thể tận dụng diện tích vườn nhà đào ao thả nuôi. Hiện nay ông Trực đang nuôi thêm giun quế và cá rô đầu vuông... Ông rất tin tưởng vào sự thành công vì đã học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình trang trại và tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch, liên hệ ông Trực, ĐT: 0973414150.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến nông dân, người ta thường hay ngợi ca đức tính siêng năng, chịu thương chịu khó. Lao động trong nền nông nghiệp ngày càng phát triển như hiện nay, ngoài những phẩm chất trên, người nông dân còn biết sáng tạo, không ngừng học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hội thảo chuyên đề “Việt Nam có nên mở rộng XK gạo?” do Viện chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, cho biết, XK gạo năm nay khó khăn.

ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen