Nuôi ếch Thái

Năm 2007, nông dân ấp 4, xã Đốc Binh Kiều tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nuôi thí điểm ếch Thái thương phẩm.
Người dân cải tạo phần đất trũng, đìa sen thành ao nuôi ếch với diện tích trung bình 1000 - 1.500 m2, độ sâu 1,5 m.
Trong ao có sử dụng lưới bao bọc, đóng cọc chắc chắn, có những vỉ tre ngang dọc để cho ếch trú ẩn hoặc ngồi tắm nắng… Ếch ăn thức ăn công nghiệp nên tăng trọng nhanh và ít bệnh.
Theo các hộ nuôi, mỗi ngày cho ếch ăn 3 lần, lượng thức ăn cũng phải căn cứ vào lúc ếch đói hay no mà điều chỉnh cho phù hợp, không để cho ếch quá đói hay quá no gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn nước được bơm ra vào thường xuyên đảm bảo môi trường tốt, ít bệnh cho ếch phát triển. Trong quá trình nuôi thường xuyên phân loại ếch, nếu có con dị tật hay nhỏ sẽ phân loại nuôi riêng biệt ếch mới đồng đều về kích cỡ. Về con giống, ban đầu bà con phải mua từ nơi khác nhưng đến nay có thể tự SX giống.
Nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá, Hội Nông dân xã Đốc Binh Kiều đã thành lập Tổ hợp tác SX để giải quyết, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Ông Đỗ Văn Liêm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác cho biết, sau 15 tháng đi vào hoạt động nay đã có 27 hộ dân thả nuôi hơn 1 triệu con ếch. Từ tháng 10/2014, Tổ hợp tác đã ký hợp đồng với Siêu thị Metro (Cần Thơ) thu mua ếch, giá bán ổn định từ 47.000 - 49.000 đồng/kg. Mỗi tuần siêu thị đến thu mua 2 chuyến, mỗi chuyến từ 800 - 1.000 kg.
Ông Cao Văn Oanh, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện gia đình nuôi 30.000 - 40.000 con ếch trên diện tích 1.500 m2 kết hợp thả nuôi 4.000 con cá điêu hồng, vồ, trê… mỗi năm cho lãi khoảng 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

Kể từ ngày 6/9 tới, người dân và doanh nghiệp muốn nuôi chim yến phải đăng ký và nếu phù hợp với quy hoạch nuôi chim yến của địa phương, cũng như được sự đồng ý của UBND cấp quận, huyện mới được nuôi.