Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê Thoát Nghèo

Nuôi Dê Thoát Nghèo
Ngày đăng: 23/10/2014

Mô hình hỗ trợ nuôi dê theo chương trình giảm nghèo của tỉnh tại xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp không ít hộ vượt khó, thoát nghèo bền vững.

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Đến nay, đàn dê đã tăng nhanh, cho thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. Qua đó, giúp gia đình ông vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Ông Chí A Câu cho biết: “Từ 4 con dê ban đầu, đến nay tôi đã có trên 40 con, năm nào cũng có thu nhập ổn định”.

Tương tự, năm 2012 gia đình ông Ừng Cúng Pẩu cũng được hỗ trợ 4 con dê cái, gia đình vay tiền mua thêm 1 con đực về lai giống. Với tính cần cù, chịu khó, đến nay kinh tế gia đình ông ngày một khấm khá, hiện đàn dê của gia đình có 20 con. Theo tính toán của ông, từ nay đến cuối năm đàn dê sẽ sinh sản thêm 10 dê con. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên từ mô hình này.

Từ năm 2009 đến nay, xã Cây Gáo là một trong những địa phương được tiếp nhận 2 chương trình nuôi dê giảm nghèo, gồm: Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo do tỉnh hỗ trợ và Chương trình 134 do Phòng Kinh tế huyện hỗ trợ cho gần 60 hộ. Theo bà Đào Thị Duyên, cán bộ làm công tác giảm nghèo xã, năm 2009 Cây Gáo có 106 hộ nghèo thì nay chỉ còn 45 hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,23%. Trong đó, 100% số hộ nằm trong các chương trình được hỗ trợ nuôi dê đã thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

04/07/2013
Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân. Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

04/07/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

04/07/2013
Xử Lý Hoa Lài Nghịch Vụ Cho Hiệu Quả Cao Xử Lý Hoa Lài Nghịch Vụ Cho Hiệu Quả Cao

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

04/07/2013
Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

05/07/2013