Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê Thoát Nghèo

Nuôi Dê Thoát Nghèo
Ngày đăng: 23/10/2014

Mô hình hỗ trợ nuôi dê theo chương trình giảm nghèo của tỉnh tại xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp không ít hộ vượt khó, thoát nghèo bền vững.

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Đến nay, đàn dê đã tăng nhanh, cho thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. Qua đó, giúp gia đình ông vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Ông Chí A Câu cho biết: “Từ 4 con dê ban đầu, đến nay tôi đã có trên 40 con, năm nào cũng có thu nhập ổn định”.

Tương tự, năm 2012 gia đình ông Ừng Cúng Pẩu cũng được hỗ trợ 4 con dê cái, gia đình vay tiền mua thêm 1 con đực về lai giống. Với tính cần cù, chịu khó, đến nay kinh tế gia đình ông ngày một khấm khá, hiện đàn dê của gia đình có 20 con. Theo tính toán của ông, từ nay đến cuối năm đàn dê sẽ sinh sản thêm 10 dê con. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên từ mô hình này.

Từ năm 2009 đến nay, xã Cây Gáo là một trong những địa phương được tiếp nhận 2 chương trình nuôi dê giảm nghèo, gồm: Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo do tỉnh hỗ trợ và Chương trình 134 do Phòng Kinh tế huyện hỗ trợ cho gần 60 hộ. Theo bà Đào Thị Duyên, cán bộ làm công tác giảm nghèo xã, năm 2009 Cây Gáo có 106 hộ nghèo thì nay chỉ còn 45 hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,23%. Trong đó, 100% số hộ nằm trong các chương trình được hỗ trợ nuôi dê đã thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.

22/08/2014
Ngân Hàng Đi Bán Cá, Nuôi Tôm Ngân Hàng Đi Bán Cá, Nuôi Tôm

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…

03/09/2014
Cá Ruộng Vào Mùa Cá Ruộng Vào Mùa

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

22/08/2014
Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển Cách Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Biển

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

03/09/2014
Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

22/08/2014